Nếu pháp nhân thương mại phạm tội ở nhiều nơi khác nhau thì thẩm quyền xét xử thuộc về Tòa án nào? Khi quyết định hình phạt thì Tòa án căn cứ vào điều gì?
Nếu pháp nhân thương mại phạm tội ở nhiều nơi khác nhau thì thẩm quyền xét xử thuộc về Tòa án nào?
Căn cứ vào Điều 444 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về thẩm quyền và thủ tục xét xử đối với pháp nhân thương mại như sau:
Thẩm quyền và thủ tục xét xử đối với pháp nhân
1. Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự về các tội phạm do pháp nhân thực hiện là Tòa án nơi pháp nhân thực hiện tội phạm. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi pháp nhân đó có trụ sở chính hoặc nơi có chi nhánh của pháp nhân đó thực hiện tội phạm.
2. Việc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm đối với pháp nhân phạm tội được thực hiện theo thủ tục chung quy định tại Phần thứ tư và Phần thứ sáu của Bộ luật này. Phiên tòa xét xử đối với pháp nhân phải có mặt người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp; có mặt bị hại hoặc người đại diện của bị hại.
Như vậy, Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự về các tội phạm do pháp nhân thực hiện là Tòa án nơi pháp nhân thực hiện tội phạm.
- Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi pháp nhân đó có trụ sở chính hoặc nơi có chi nhánh của pháp nhân đó thực hiện tội phạm.
Pháp nhân thương mại phạm tội (Hình minh họa)
Khi quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội thì Tòa án căn cứ vào điều gì?
Căn cứ vào Điều 83 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về căn cứ quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội như sau:
Căn cứ quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội
Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, việc chấp hành pháp luật của pháp nhân thương mại và các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại.
Như vậy, khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào:
- Quy định của Bộ luật Hình sự 2015;
- Cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội;
- Việc chấp hành pháp luật của pháp nhân thương mại.
- Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại.
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại là các tình tiết gì?
Căn cứ vào Điều 84 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
d) Tích cực hợp tác với các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án;
đ) Có nhiều đóng góp trong việc thực hiện chính sách xã hội.
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Như vậy, các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội bao gồm:
- Đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
- Tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
- Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
- Tích cực hợp tác với các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án;
- Có nhiều đóng góp trong việc thực hiện chính sách xã hội.
Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật Hình sự 2015 quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.