Nếu liều bức xạ vượt quá mức điều tra thì có cần cập nhật hồ sơ liều bức xạ của nhân viên bức xạ không?
Mức điều tra phóng xạ là gì?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 19/2012/TT-BKHCN quy định như sau:
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Mức kiềm chế liều là hệ số để xác định giá trị liều bức xạ lớn nhất đối với một cá nhân từ một nguồn bức xạ hoặc một cơ sở hoặc một công việc bức xạ được áp dụng khi tính toán thiết kế che chắn, có tính đến việc tối ưu hóa bảo đảm an toàn bức xạ hoặc khả năng chiếu xạ có thể có trong tương lai.
7. Mức điều tra là giá trị liều hiệu dụng, suất liều, mức liều nhiễm hoặc mức nhiễm bẩn phóng xạ trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích, nếu bị vượt quá phải tiến hành điều tra nhằm phát hiện nguyên nhân và tiến hành các biện pháp khắc phục.
8. Nhân viên bức xạ là nhân viên làm việc trong khu vực kiểm soát và trong khu vực giám sát.
9. Giới hạn liều là giá trị không được phép vượt quá của liều hiệu dụng hoặc liều tương đương đối với cá nhân do bị chiếu xạ từ các công việc bức xạ được kiểm soát.
10. Liều bức xạ còn lại là hiệu số của liều dự báo và liều tránh được sau khi áp dụng các biện pháp can thiệp nhất định.
Theo đó, mức điều tra phóng xạ là giá trị liều hiệu dụng, suất liều, mức liều nhiễm hoặc mức nhiễm bẩn phóng xạ trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích, nếu bị vượt quá phải tiến hành điều tra nhằm phát hiện nguyên nhân và tiến hành các biện pháp khắc phục.
Nếu liều bức xạ vượt quá mức điều tra thì có cần cập nhật hồ sơ liều bức xạ của nhân viên bức xạ không? (hình từ Internet)
Nếu liều bức xạ vượt quá mức điều tra thì có cần cập nhật hồ sơ liều bức xạ của nhân viên bức xạ không?
Tại Điều 17 Thông tư 19/2012/TT-BKHCN quy định như sau:
Hồ sơ an toàn bức xạ
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải lập, thường xuyên cập nhật, lưu giữ các hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Năng lượng nguyên tử với các nội dung sau:
a) Hồ sơ về nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân; các thay đổi, sửa chữa, nâng cấp thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân;
b) Hồ sơ kiểm xạ khu vực làm việc, đo đạc và hồ sơ bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn, trong đó ghi lại: kế hoạch kiểm xạ, công tác kiểm xạ, kết quả kiểm xạ định kỳ, tài liệu bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị kiểm xạ và các tài liệu khác có liên quan;
c) Nhật ký và hồ sơ về sự cố bức xạ, hạt nhân trong quá trình tiến hành công việc bức xạ;
d) Hồ sơ đào tạo của nhân viên bức xạ;
đ) Hồ sơ sức khỏe của nhân viên bức xạ, trong đó ghi lại kết quả khám sức khỏe hàng năm và đột xuất của từng nhân viên;
e) Hồ sơ liều bức xạ của nhân viên bức xạ theo mẫu quy định tại Phụ lục III Thông tư này. Hồ sơ liều bức xạ của nhân viên bức xạ được cập nhật ít nhất một năm một lần và ngay sau khi xảy ra trường hợp liều bức xạ vượt quá mức điều tra, giới hạn liều và khi có yêu cầu;
g) Kết luận thanh tra, kiểm tra và tài liệu về việc thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
h) Hồ sơ kiểm xạ đối với công chúng gồm các nội dung: chương trình quan trắc và kết quả quan trắc bức xạ môi trường, kết quả hiệu chuẩn thiết bị quan trắc.
...
Đối chiếu với quy định này thì ngay khi xảy ra trường hợp liều bức xạ vượt quá mức điều tra thì buộc phải cập nhật hồ sơ liều bức xạ của nhân viên bức xạ.
Trong trường hợp liều chiếu vượt mức điều tra thì tổ chức tiến hành công việc bức xạ phải báo cáo cho cơ quan nào?
Căn cứ Điều 20 Thông tư 19/2012/TT-BKHCN quy định như sau:
Báo cáo kết quả đánh giá kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp và công chúng
1. Định kỳ hàng năm vào tháng 11 hoặc khi có yêu cầu, tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải gửi báo cáo thực trạng an toàn theo quy định tại Điều 20 Luật Năng lượng nguyên tử và báo cáo kết quả kiểm soát, bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng đến Cục An toàn bức xạ và hạt nhân. Các cơ sở vận hành thiết bị X-quang chẩn đoán y tế gửi báo cáo này đến Sở Khoa học và Công nghệ nơi cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ.
2. Báo cáo kết quả kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng gồm các nội dung sau đây:
a) Kết quả liều bức xạ nghề nghiệp cá nhân;
b) Kết quả kiểm xạ khu vực làm việc và khu vực công chúng;
c) Đánh giá những sai lệch so với bản đánh giá an toàn đã được cấp giấy phép;
d) Đánh giá những trường hợp bị chiếu quá liều (nếu có);
đ) Báo cáo những trường hợp sự cố bức xạ, hạt nhân xảy ra cũng như các trường hợp liều chiếu vượt mức điều tra.
Theo đó, định kỳ hàng năm vào tháng 11 hoặc khi có yêu cầu, tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải gửi báo cáo thực trạng an toàn theo quy định tại Điều 20 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 và báo cáo kết quả kiểm soát, bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp đến Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.
Các cơ sở vận hành thiết bị X-quang chẩn đoán y tế gửi báo cáo này đến Sở Khoa học và Công nghệ nơi cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ.
Cũng theo quy định này, báo cáo kết quả kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng gồm các nội dung sau đây:
- Kết quả liều bức xạ nghề nghiệp cá nhân;
- Kết quả kiểm xạ khu vực làm việc và khu vực công chúng;
- Đánh giá những sai lệch so với bản đánh giá an toàn đã được cấp giấy phép;
- Đánh giá những trường hợp bị chiếu quá liều (nếu có);
- Báo cáo những trường hợp sự cố bức xạ, hạt nhân xảy ra cũng như các trường hợp liều chiếu vượt mức điều tra.
Như vậy, trong trường hợp liều chiếu vượt mức điều tra thì tổ chức tiến hành công việc bức xạ phải báo cáo cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.