Mức phạt về vi phạm quy định về đón trả hành khách, xếp, dỡ hàng hóa của người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu theo quy định pháp luật?

Xin chào Ban tư vấn THƯ VIỆN PHÁP LUẬT, tôi muốn biết về mức phạt vi phạm quy định về đón trả hành khách, xếp, dỡ hàng hóa của người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu theo quy định pháp luật và quyền và nghĩa vụ của hành khách được quy định như thế nào?

Mức phạt vi phạm quy định về đón trả hành khách, xếp, dỡ hàng hóa của người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu theo quy định pháp luật

Căn cứ Điều 30 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định như sau:

- Xử phạt vi phạm hành chính đối với người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu để phương tiện vi phạm quy định về đón trả hành khách, xếp, dỡ hàng hóa tại cảng, bến thủy nội địa như sau:

a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi để mỗi hành khách xuống phương tiện vượt quá sức chở của phương tiện;

b) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi xếp mỗi xe mô tô, xe gắn máy xuống phương tiện vượt quá số lượng xe mô tô, xe gắn máy được phép chở theo quy định;

c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi xếp mỗi xe ô tô xuống phương tiện vượt quá số lượng xe ô tô được phép chở theo quy định;

d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi xếp hàng hóa xuống mỗi phương tiện quá vạch dấu mớn nước an toàn theo quy định;

đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xếp ô tô xuống phương tiện không được phép chở ô tô.

- Xử phạt đối với hành vi để xe ô tô chở hàng hóa vượt tải trọng được phép chở ra khỏi cảng, bến thủy nội địa như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi để mỗi xe ô tô (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng hóa vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe từ trên 10% đến 30% ra khỏi cảng, bến thủy nội địa (trừ xe xi téc chở chất lỏng), trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi để mỗi xe ô tô (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng hóa vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe từ trên 30% đến 50% ra khỏi cảng, bến thủy nội địa;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi để mỗi xe ô tô (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng hóa vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 50% đến 100% ra khỏi cảng, bến thủy nội địa;

d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi để mỗi xe ô tô (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng hóa vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100% đến 150% ra khỏi cảng, bến thủy nội địa;

đ) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi để mỗi xe ô tô (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng hóa vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150% ra khỏi cảng, bến thủy nội địa.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức cho phương tiện vào neo đậu, xếp, dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách tại các vị trí chưa được công bố, cấp phép hoạt động cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu theo quy định.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc đưa hành khách, xe mô tô, xe gắn máy, xe ô tô, hàng hóa vượt quá số lượng, sức chở hoặc không được phép chở lên khỏi phương tiện đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Lưu ý: Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính này là mức phạt tiền đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

hành khách

Mức phạt về vi phạm quy định về đón trả hành khách, xếp, dỡ hàng hóa của người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu theo quy định pháp luật?

Quyền và nghĩa vụ của hành khách được quy định như thế nào?

Theo Điều 83 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định về quyền và nghĩa vụ của hành khách như sau:

- Hành khách có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu được vận chuyển bằng đúng loại phương tiện, đúng giá trị loại vé, từ cảng, bến nơi đi đến cảng, bến nơi đến theo vé đã mua;

b) Được miễn cước phí hành lý mang theo với khối lượng theo quy định của pháp luật;

c) Được từ chối chuyến đi trước khi phương tiện rời cảng, bến và được hoàn trả lại tiền vé theo quy định. Sau khi phương tiện khởi hành, nếu rời phương tiện tại bất kỳ cảng, bến nào thì không được hoàn trả lại tiền vé, trừ trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;

d) Yêu cầu thanh toán chi phí phát sinh, bồi thường thiệt hại trong trường hợp người kinh doanh vận tải hành khách không vận chuyển đúng thời hạn, địa điểm đã thoả thuận trong hợp đồng.

- Hành khách có các nghĩa vụ sau đây:

a) Mua vé hành khách và trả cước phí vận tải hành lý mang theo quá mức quy định; nếu chưa mua vé và chưa trả đủ cước phí vận tải hành lý mang theo quá mức thì phải mua vé, trả đủ cước phí và nộp tiền phạt;

b) Khai đúng tên, địa chỉ của mình và trẻ em đi kèm khi người kinh doanh vận tải lập danh sách hành khách;

c) Có mặt tại nơi xuất phát đúng thời gian đã thoả thuận; chấp hành nội quy vận chuyển và hướng dẫn về an toàn của thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện;

d) Không mang theo hành lý thuộc loại hàng hoá mà pháp luật cấm lưu thông, cấm vận tải chung với hành khách.

Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hành khách theo pháp luật quy định

Tại Điều 82 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hành khách cụ thể:

- Người kinh doanh vận tải hành khách có quyền:

a) Yêu cầu hành khách trả đủ cước phí vận tải hành khách, cước phí vận tải hành lý mang theo quá mức theo quy định của pháp luật;

b) Từ chối vận chuyển trước khi phương tiện rời cảng, bến đối với những hành khách đã có vé nhưng có hành vi không chấp hành các quy định của người kinh doanh vận tải, làm mất trật tự công cộng gây cản trở công việc của người kinh doanh vận tải, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tài sản của người khác, gian lận vé hoặc hành - Người kinh doanh vận tải hành khách có nghĩa vụ:

a) Giao vé hành khách, chứng từ thu cước phí vận tải hành lý, bao gửi cho người đã trả đủ cước phí vận tải;

b) Vận tải hành khách, hành lý, bao gửi từ cảng, bến nơi đi đến cảng, bến nơi đến đã ghi trên vé hoặc đúng địa điểm đã thoả thuận theo hợp đồng; bảo đảm an toàn và đúng thời hạn;

c) Bảo đảm điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho hành khách trong trường hợp vận tải bị gián đoạn do tai nạn hoặc do nguyên nhân bất khả kháng;

d) Tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hành khách, hành lý, bao gửi khi cần thiết;

đ) Bồi thường thiệt hại cho hành khách nếu không vận tải đến đúng địa điểm và thời hạn đã thoả thuận hoặc khi có tổn thất, hư hỏng, mất mát hành lý ký gửi, bao gửi hoặc thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của hành khách do lỗi của người kinh doanh vận tải hành khách gây ra.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,401 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào