Mức độ phù hợp của kịch bản biến đổi khí hậu có nằm trong nội dung đánh giá khí hậu quốc gia không?
- Mức độ phù hợp của kịch bản biến đổi khí hậu có nằm trong nội dung đánh giá khí hậu quốc gia không?
- Nội dung đánh giá khí hậu quốc gia có phải dựa trên mức độ phù hợp của kịch bản biến đổi khi hậu bao gồm những gì?
- Thực trạng các giải pháp giảm nhẹ giảm nhẹ biến đổi khí hậu có nằm trong việc đánh giá giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu không?
Mức độ phù hợp của kịch bản biến đổi khí hậu có nằm trong nội dung đánh giá khí hậu quốc gia không?
Mức độ phù hợp của kịch bản biến đổi khí hậu có nằm trong nội dung đánh giá khí hậu quốc gia không, căn cứ theo khoản 13 Điều 3 Luật Khí tượng thủy văn 2015 quy định: “Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan”.
Căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 35 Luật Khí tượng thủy văn 2015 quy định:
Đánh giá khí hậu quốc gia
1. Nội dung đánh giá khí hậu quốc gia:
a) Hiện trạng khí hậu Việt Nam đến năm cuối của kỳ đánh giá;
b) Dao động khí hậu và biến đổi của khí hậu Việt Nam so với lịch sử, kỳ đánh giá trước đó và so với bộ chuẩn khí hậu quốc gia và quốc tế;
c) Tác động của khí hậu và biến đổi khí hậu đến tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội;
d) Kết quả của hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu;
đ) Mức độ phù hợp của kịch bản biến đổi khí hậu, việc sử dụng kịch bản biến đổi khí hậu trong hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu;
e) Các nội dung khác có liên quan.
2. Kỳ đánh giá khí hậu quốc gia là 10 năm và có thể được điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết.
Theo đó, biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan.
Như vậy, nội dung của đánh giá khí hậu quốc gia phải dựa trên mức độ phù hợp của việc sử dụng kịch bản biến đổi khí hậu trong hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu quốc gia.
Mức độ phù hợp của kịch bản biến đổi khí hậu có nằm trong nội dung đánh giá khí hậu quốc gia không? (Hình từ Internet)
Nội dung đánh giá khí hậu quốc gia có phải dựa trên mức độ phù hợp của kịch bản biến đổi khi hậu bao gồm những gì?
Nội dung đánh giá khí hậu quốc gia có phải dựa trên mức độ phù hợp của kịch bản biến đổi khi hậu bao gồm những gì, căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 7 Thông tư 08/2016/TT-BTNMT quy định:
Đánh giá khí hậu quốc gia
1. Nội dung đánh giá khí hậu quốc gia thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật khí tượng thủy văn 2015 và chi tiết như sau:
a) Đánh giá các nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Luật khí tượng thủy văn, gồm: đặc điểm của khí hậu Việt Nam đến thời điểm đánh giá; diễn biến của nhiệt độ, lượng mưa, bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, nước biển dâng, xâm nhập mặn và các hiện tượng khí hậu cực đoan như lũ, lũ quét, nắng nóng, hạn hán, rét đậm, rét hại, mưa đá, sương muối;
b) Đánh giá các nội dung quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Luật khí tượng thủy văn, gồm: đánh giá mức độ dao động của các yếu tố khí hậu, cực trị khí hậu, các hiện tượng khí hậu cực đoan; đánh giá mức độ biến đổi của các yếu tố khí hậu và các cực trị khí hậu; những điểm khác biệt so với trung bình khí hậu toàn cầu và báo cáo đánh giá kỳ trước;
c) Đánh giá các nội dung quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Luật khí tượng thủy văn theo quy định tại Điều 5 Thông tư này;
d) Đánh giá các nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều 35 Luật khí tượng thủy văn theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;
đ) Đánh giá các nội dung quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 35 Luật khí tượng thủy văn, gồm: mức độ phù hợp của kịch bản biến đổi khí hậu so với diễn biến thực tế của khí hậu trong kỳ đánh giá; mức độ sử dụng kịch bản biến đổi khí hậu đối với hoạt động thích ứng và giảm nhẹ với biến đổi khí hậu trong kỳ đánh giá.
2. Kỳ đánh giá khí hậu quốc gia được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật khí tượng thủy văn 2015.
Theo đó, nội dung đánh giá khí hậu quốc gia sẽ dựa trên mức độ phù hợp của kịch bản biển đổi khí hậu gồm những mức độ sau:
+ Mức độ phù hợp của kịch bản biến đổi khí hậu so với diễn biến thực tế của khí hậu trong kỳ đánh giá;
+ Mức độ sử dụng kịch bản biến đổi khí hậu đối với hoạt động thích ứng và giảm nhẹ với biến đổi khí hậu trong kỳ đánh giá.
Thực trạng các giải pháp giảm nhẹ giảm nhẹ biến đổi khí hậu có nằm trong việc đánh giá giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu không?
Thực trạng các giải pháp giảm nhẹ giảm nhẹ biến đổi khí hậu có nằm trong việc đánh giá giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu không, căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 08/2016/TT-BTNMT quy định:
Đánh giá các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu
1. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc danh mục thực hiện đánh giá môi trường chiến lược, trong quá trình xây dựng phải đánh giá các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Đánh giá các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu:
a) Thực trạng các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, gồm việc phân tích đánh giá các ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân và giải pháp khắc phục;
b) Hiệu quả của các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu tới các hoạt động kinh tế - xã hội trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
3. Đánh giá các giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu:
a) Thực trạng các giải pháp giảm nhẹ giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, gồm việc phân tích đánh giá ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân và giải pháp khắc phục;
b) Hiệu quả của các giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu tới các hoạt động kinh tế - xã hội của ngành, địa phương trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và khả năng nhân rộng.
...
Theo đó, việc đánh giá các giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu sẽ bao gồm thực trạng các giải pháp giảm nhẹ giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, gồm việc phân tích đánh giá ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
Ngoài ra, việc đánh giá các giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu còn có thực hiện hiệu quả của các giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu tới các hoạt động kinh tế - xã hội của ngành, địa phương trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và khả năng nhân rộng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.