Mục đích Nhà nước tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia hoạt động thể dục thể thao là gì?
- Trợ giúp người khuyết tật trong hoạt động thể dục thể thao là một trong những chính sách của nhà nước về người khuyết tật?
- Mục đích Nhà nước tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia hoạt động thể dục thể thao là gì?
- Hoạt động thể dục thể thao của người khuyết tật được tổ chức như thế nào?
- Trung tâm hoạt động thể thao phải có nhiệm vụ giúp đỡ cho người khuyết tật?
Trợ giúp người khuyết tật trong hoạt động thể dục thể thao là một trong những chính sách của nhà nước về người khuyết tật?
Căn cứ theo quy định tại khoản khoản 3 Điều 5 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về chính sách của Nhà nước về người khuyết tật như sau:
Chính sách của Nhà nước về người khuyết tật
1. Hàng năm, Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện chính sách về người khuyết tật.
2. Phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật.
3. Bảo trợ xã hội; trợ giúp người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể thao, giải trí, tiếp cận công trình công cộng và công nghệ thông tin, tham gia giao thông; ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em, người cao tuổi.
4. Lồng ghép chính sách về người khuyết tật trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
5. Tạo điều kiện để người khuyết tật được chỉnh hình, phục hồi chức năng; khắc phục khó khăn, sống độc lập và hòa nhập cộng đồng.
6. Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác tư vấn, chăm sóc người khuyết tật.
7. Khuyến khích hoạt động trợ giúp người khuyết tật.
8. Tạo điều kiện để tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật hoạt động.
9. Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích, đóng góp trong việc trợ giúp người khuyết tật.
10. Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, nhà nước có những chính sách để bảo trợ xã hội; trợ giúp người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể thao, giải trí, tiếp cận công trình công cộng và công nghệ thông tin, tham gia giao thông; ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em, người cao tuổi.
Như vậy, có thể nói trợ giúp người khuyết tật trong hoạt động thể dục thể thao là một trong những chính sách của nhà nước về người khuyết tật theo quy định của pháp luật.
Mục đích Nhà nước tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia hoạt động thể dục thể thao là gì? (Hình từ internet)
Mục đích Nhà nước tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia hoạt động thể dục thể thao là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Thể dục, Thể thao 2006 quy định về thể dục, thể thao cho người khuyết tật như sau:
Thể dục, thể thao cho người khuyết tật
1. Nhà nước tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia hoạt động thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức khoẻ, hoà nhập cộng đồng; bảo đảm cơ sở vật chất và chế độ, chính sách cho vận động viên thể thao khuyết tật tập luyện và thi đấu các giải thể thao quốc gia, quốc tế.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ người khuyết tật tham gia hoạt động thể dục, thể thao.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao các cấp phối hợp với tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thể thao, cơ quan, tổ chức có liên quan tạo điều kiện, hướng dẫn người khuyết tật tham gia các hoạt động thể dục, thể thao.
4. Công trình thể thao phải được thiết kế phù hợp để người khuyết tật tham gia hoạt động thể dục, thể thao.
Như vậy, mục đích Nhà nước tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia hoạt động thể dục thể thao là để nhằm nâng cao sức khoẻ, hoà nhập cộng đồng; bảo đảm cơ sở vật chất và chế độ, chính sách cho vận động viên thể thao khuyết tật tập luyện và thi đấu các giải thể thao quốc gia, quốc tế.
Hoạt động thể dục thể thao của người khuyết tật được tổ chức như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về như sau:
Tổ chức hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch của người khuyết tật
1. Hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch của người khuyết tật được lồng ghép vào đời sống văn hóa cộng đồng, được tổ chức đa dạng về loại hình, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch của người khuyết tật.
2. Đại hội thể thao người khuyết tật toàn quốc, giải thi đấu thể thao, hội thi văn nghệ của người khuyết tật được tổ chức phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của người khuyết tật và điều kiện kinh tế - xã hội.
Theo đó, hoạt động thể dục thể thao của người khuyết tật được tổ chức lồng ghép vào đời sống văn hóa cộng đồng, được tổ chức đa dạng về loại hình, đáp ứng nhu cầu thể dục thể thao của người khuyết tật.
Trung tâm hoạt động thể thao phải có nhiệm vụ giúp đỡ cho người khuyết tật?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Thể dục, Thể thao 2006 thì trung tâm hoạt động thể thao có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Tổ chức hoạt động thể dục, thể thao theo đúng nội dung đã đăng ký.
- Cung cấp các dịch vụ phục vụ người tập.
- Bảo đảm an toàn cho người tập trong quá trình tập luyện, thi đấu tại cơ sở.
- Tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhân sự .
- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị.
- Được tiếp nhận, sử dụng các nguồn tài trợ, ủng hộ của tổ chức, cá nhân.
- Giúp đỡ, tạo điều kiện cho trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật tham gia hoạt động thể dục, thể thao.
Như vậy, việc giúp đỡ và tạo điều kiện cho người khuyết tật là một trong những nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm hoạt động thể thao theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.