Mua sắm công là gì? Việc mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước được thực hiện theo các phương thức nào?
Mua sắm công là gì?
Hiện nay Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 và các văn bản liên quan không có quy định cụ thể như thế nào là mua sắm công.
Tuy nhiên, trên thực tế mua sắm công được hiểu là hoạt động mua sắm do Nhà nước và các cơ quan sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thực hiện nhằm mua sắm các loại hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho hoạt động thường xuyên, đầu tư phát triển và thực hiện các chức năng của Nhà nước.
Mua sắm công là gì? (Hình từ Internet)
Việc mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước được thực hiện theo các phương thức nào?
Phương thức mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước được quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 như sau:
Mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước
1. Việc mua sắm trụ sở làm việc và tài sản công khác được áp dụng trong trường hợp cơ quan nhà nước chưa có tài sản hoặc còn thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức nhưng Nhà nước không có tài sản để giao và không thuộc trường hợp được thuê, khoán kinh phí sử dụng tài sản công.
2. Việc mua sắm tài sản công được thực hiện theo phương thức mua sắm tập trung hoặc mua sắm phân tán.
3. Phương thức mua sắm tập trung được áp dụng bắt buộc đối với tài sản thuộc danh mục tài sản mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Đối với tài sản không thuộc danh mục tài sản mua sắm tập trung nhưng nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu mua sắm tài sản cùng loại thì có thể thống nhất gộp thành một gói thầu để giao cho một trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị mua sắm hoặc giao cho đơn vị mua sắm tập trung thực hiện việc mua sắm.
4. Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Như vậy, theo quy định, việc mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước được thực hiện theo 2 phương thức sau đây:
- Phương thức mua sắm tập trung.
- Phương thức mua sắm phân tán.
Lưu ý: Phương thức mua sắm tập trung được áp dụng bắt buộc đối với tài sản thuộc danh mục tài sản mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Đối với tài sản không thuộc danh mục tài sản mua sắm tập trung nhưng nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu mua sắm tài sản cùng loại thì có thể thống nhất gộp thành một gói thầu để giao cho một trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị mua sắm hoặc giao cho đơn vị mua sắm tập trung thực hiện việc mua sắm.
Hồ sơ đề nghị mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị mua sắm tài sản công được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 151/2017/NĐ-CP như sau:
Mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước
...
3. Căn cứ tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công, cơ quan nhà nước có nhu cầu mua sắm tài sản lập 01 bộ hồ sơ gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định.
Hồ sơ đề nghị mua sắm tài sản gồm:
a) Văn bản đề nghị của cơ quan nhà nước có nhu cầu mua sắm tài sản: 01 bản chính;
b) Văn bản đề nghị của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;
c) Danh mục tài sản đề nghị mua sắm (chủng loại, số lượng, giá dự toán, nguồn kinh phí): 01 bản chính;
d) Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị mua sắm tài sản (nếu có): 01 bản sao.
4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định việc mua sắm tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị mua sắm tài sản không phù hợp. Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm có ý kiến bằng văn bản về sự cần thiết mua sắm, sự phù hợp của đề nghị mua sắm với tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công trước khi cơ quan, người có thẩm quyền quyết định trong trường hợp việc mua sắm tài sản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.
...
Như vậy, hồ sơ đề nghị mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước gồm có:
(1) Văn bản đề nghị của cơ quan nhà nước có nhu cầu mua sắm tài sản: 01 bản chính;
(2) Văn bản đề nghị của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;
(3) Danh mục tài sản đề nghị mua sắm (chủng loại, số lượng, giá dự toán, nguồn kinh phí): 01 bản chính;
(4) Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị mua sắm tài sản (nếu có): 01 bản sao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.