Một hoạt động xúc tiến đầu tư được sử dụng tối đa bao nhiêu phương thức xúc tiến đầu tư theo quy định?
Một hoạt động xúc tiến đầu tư được sử dụng tối đa bao nhiêu phương thức xúc tiến đầu tư theo quy định?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì hoạt động xúc tiến đầu tư có thể sử dụng một hoặc nhiều phương thức xúc tiến đầu tư tùy thuộc vào nội dung và yêu cầu của từng hoạt động. (không giới hạn về phương thức xúc tiến đầu tư).
Hoạt động xúc tiến đầu tư được thực hiện theo các phương thức sau đây:
(1) Thu thập thông tin, tổng hợp, nghiên cứu xây dựng các đề án, báo cáo, tài liệu; xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư; xây dựng cổng, trang thông tin điện tử về xúc tiến đầu tư;
(2) Tổ chức đoàn khảo sát, nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài; đoàn công tác xúc tiến đầu tư theo từng chuyên đề hoặc đối tác cụ thể;
(3) Tổ chức diễn đàn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm xúc tiến đầu tư ở trong nước và nước ngoài;
(4) Tổ chức đối thoại giữa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư;
(5) Kết nối nhà đầu tư với cơ quan nhà nước, với các nhà đầu tư, với các tổ chức, cá nhân;
(6) Tuyên truyền, quảng bá môi trường đầu tư, chính sách, pháp luật về đầu tư trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và nước ngoài;
(7) Cung cấp thông tin, hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện thủ tục đầu tư và các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư;
(8) Tổng hợp đề xuất, kiến nghị của nhà đầu tư và hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh.
Một hoạt động xúc tiến đầu tư được sử dụng tối đa bao nhiêu phương thức xúc tiến đầu tư theo quy định? (Hình từ Internet)
Kinh phí xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư được bố trí từ nguồn nào?
Kinh phí xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư được quy định tại khoản 4 Điều 74 Luật Đầu tư 2020 như sau:
Hoạt động xúc tiến đầu tư
...
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia; điều phối các hoạt động xúc tiến đầu tư liên vùng, liên tỉnh; theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả xúc tiến đầu tư trên địa bàn cả nước.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình xúc tiến đầu tư trong các lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia.
4. Kinh phí xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư được bố trí từ ngân sách nhà nước và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, theo quy định, kinh phí xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư được bố trí từ ngân sách nhà nước và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm gì trong việc điều phối hoạt động xúc tiến đầu tư?
Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được quy định tại khoản 2 Điều 90 Nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau:
Điều phối hoạt động xúc tiến đầu tư
1. Phương thức điều phối hoạt động xúc tiến đầu tư:
a) Bố trí, sắp xếp các hoạt động xúc tiến đầu tư đảm bảo hiệu quả, phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế, vùng lãnh thổ, địa phương và điều kiện cụ thể trong từng thời điểm nhất định;
b) Cân đối nội dung, thời gian, thời hạn, tiến độ, thành phần đoàn xúc tiến và kinh phí hoạt động xúc tiến đầu tư phù hợp với yêu cầu và thực tiễn triển khai.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất điều phối hoạt động xúc tiến đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng chương trình xúc tiến hằng năm phù hợp với kế hoạch xúc tiến đầu tư và chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia;
b) Điều phối xây dựng thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia;
c) Hướng dẫn, điều phối Chương trình xúc tiến đầu tư của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Điều phối thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư của đơn vị mình;
b) Kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia;
c) Thường xuyên rà soát tình hình thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư theo đúng chương trình đã được phê duyệt và cập nhật thông tin trên Hệ thống thông tin quốc gia về xúc tiến đầu tư.
Như vậy, theo quy định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất điều phối hoạt động xúc tiến đầu tư, có trách nhiệm:
(1) Hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng chương trình xúc tiến hằng năm phù hợp với kế hoạch xúc tiến đầu tư và chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia;
(2) Điều phối xây dựng thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia;
(3) Hướng dẫn, điều phối Chương trình xúc tiến đầu tư của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.