Một điều ước quốc tế có bị xem là chấm dứt nếu tất cả các bên tham gia điều ước đó ký kết sau đó một điều ước về cùng một vấn đề không?
- Một điều ước quốc tế có bị xem là chấm dứt nếu tất cả các bên tham gia điều ước đó ký kết sau đó một điều ước về cùng một vấn đề không?
- Một bên có thể nêu lên việc không thể thi hành điều ước quốc tế là lý do cho việc chấm dứt điều ước đó khi nào?
- Sự thay đổi cơ bản hoàn cảnh của một điều ước quốc tế là gì?
Một điều ước quốc tế có bị xem là chấm dứt nếu tất cả các bên tham gia điều ước đó ký kết sau đó một điều ước về cùng một vấn đề không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 59 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Chấm dứt hoặc tạm đình chỉ việc thi hành một điều ước do hậu quả của việc ký kết một điều ước sau:
1. Một điều ước được xem là chấm dứt nếu tất cả các bên tham gia điều ước đó ký kết sau đó một điều ước về cùng một vấn đề và:
a) Xuất phát từ điều ước sau hoặc có sự thể hiện bằng cách khác rõ rằng theo ý định của các bên vấn đề thực chất phải được điều ước sau điều chỉnh; hoặc
b) Những quy định của điều ước sau mâu thuẫn với các quy định của điều ước trước đến mức mà không thể thi hành cả hai cùng một lúc.
2. Việc thi hành điều ước trước sẽ chỉ được xem là tạm thời bị đình chỉ nếu đó là việc xuất phát từ điều ước sau hoặc có sự thể hiện rõ bằng cách khác rằng đó là ý định của các bên.
Như vậy, một điều ước quốc tế có bị xem là chấm dứt nếu tất cả các bên tham gia điều ước đó ký kết sau đó một điều ước về cùng một vấn đề và:
- Xuất phát từ điều ước sau hoặc có sự thể hiện bằng cách khác rõ rằng theo ý định của các bên vấn đề thực chất phải được điều ước sau điều chỉnh; hoặc
- Những quy định của điều ước sau mâu thuẫn với các quy định của điều ước trước đến mức mà không thể thi hành cả hai cùng một lúc.
Điều ước quốc tế (Hình từ Internet)
Một bên có thể nêu lên việc không thể thi hành điều ước quốc tế là lý do cho việc chấm dứt điều ước đó khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 61 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Việc không có khả năng tiếp tục thi hành điều ước
1. Một bên có thể nêu lên việc không thể thi hành một điều ước là lý do cho việc chấm dứt hoặc rút khỏi điều ước đó nếu việc không thể thi hành đó là do một đối tượng cần thiết cho việc thi hành điều ước đó bị mất đi hoặc bị tiêu hủy hoàn toàn. Nếu việc không thể thi hành đó là tạm thời, thì nó chỉ có thể được nêu lên làm lý do cho việc tạm đình chỉ việc thi hành điều ước đó.
2. Một bên không thể nêu lên việc không thể thi hành một điều ước làm lý do để chấm dứt, rút khỏi hoặc tạm đình chỉ việc thi hành điều ước đó, nếu việc không thể thi hành đó là kết quả của chính bên nêu lên nó, đối với một nghĩa vụ phát sinh từ điều ước hoặc bất cứ nghĩa vụ quốc tế nào khác đối với bất cứ bên nào khác tham gia điều ước.
Như vậy, một bên có thể nêu lên việc không thể thi hành điều ước quốc tế là lý do cho việc chấm dứt điều ước đó nếu việc không thể thi hành đó là do một đối tượng cần thiết cho việc thi hành điều ước đó bị mất đi hoặc bị tiêu hủy hoàn toàn.
Nếu việc không thể thi hành đó là tạm thời, thì nó chỉ có thể được nêu lên làm lý do cho việc tạm đình chỉ việc thi hành điều ước đó
Sự thay đổi cơ bản hoàn cảnh của một điều ước quốc tế là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 62 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Sự thay đổi cơ bản hoàn cảnh
1. Một sự thay đổi cơ bản các hoàn cảnh so với hoàn cảnh đã tồn tại vào thời điểm ký kết một điều ước và không được các bên dự kiến không thể được nêu lên làm lý do để chấm dứt hoặc rút khỏi điều ước trừ khi:
a) Sự tồn tại của các hoàn cảnh đó là cơ sở chủ yếu của sự đồng ý của các bên chịu sự ràng buộc của điều ước; và
b) Sự thay đổi đó làm biến đổi một cách cơ bản phạm vi của những nghĩa vụ mà các bên vẫn còn phải thi hành theo điều ước.
2. Một sự thay đổi cơ bản các hoàn cảnh sẽ không thể được nêu lên làm lý do để chấm dứt hoặc rút khỏi một điều ước:
a) Nếu đó là một điều ước quy định về đường biên giới; hoặc
b) Nếu sự thay đổi cơ bản là kết quả của một sự vi phạm của chính bên nêu lên nó, đối với một nghĩa vụ phát sinh từ điều ước hoặc tất cả những nghĩa vụ quốc tế khác đối với bất kỳ bên tham gia điều ước.
3. Theo quy định của những khoản trên đây, khi một trong các bên có thể nêu lên một sự thay đổi cơ bản các hoàn cảnh như là lý do để chấm dứt hoặc rút khỏi điều ước, sẽ cũng có thể nêu lên sự thay đổi đó như là lý do để tạm đình chỉ việc thi hành điều ước.
Theo đó, sự thay đổi cơ bản hoàn cảnh của một điều ước quốc tế là một sự thay đổi cơ bản các hoàn cảnh so với hoàn cảnh đã tồn tại vào thời điểm ký kết một điều ước và không được các bên dự kiến không thể được nêu lên làm lý do để chấm dứt hoặc rút khỏi điều ước trừ những trường hợp đươc Công ước này quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.