Một cá nhân có chứng chỉ hành nghề kế toán vừa có chứng chỉ kiểm toán thì có được phép thành lập hai doanh nghiệp kế toán hay không?
- Ngoài chứng chỉ kế toán thì còn cần những điều kiện nào để được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán?
- Doanh nghiệp kế toán được thành lập dưới những hình thức doanh nghiệp kinh doanh nào?
- Một cá nhân có chứng chỉ hành nghề kế toán vừa có chứng chỉ kiểm toán thì có được phép thành lập hai doanh nghiệp kế toán hay không?
Ngoài chứng chỉ kế toán thì còn cần những điều kiện nào để được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán?
Căn cứ khoản 1 và khoản 4 Điều 58 Luật Kế toán 2015 quy định về điều kiện đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán như sau:
"Điều 58. Đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
1. Người có chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Luật kiểm toán độc lập được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hộ kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự;
b) Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 36 tháng trở lên kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học;
c) Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức theo quy định.
4. Những người không được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, Công an nhân dân.
b) Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Người đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;
d) Người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán mà chưa hết thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt trong trường hợp bị phạt cảnh cáo hoặc chưa hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác;
đ) Người bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán."
Theo đó, để được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán thì người đăng ký không mất năng lực hành vi dân sự; có chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Luật kiểm toán độc lập; có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 36 tháng trở lên kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học và tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức theo quy định. Ngoài ra người đăng ký không được thuộc một trong các trường hợp không được đăng ky hành nghề dịch vụ kế toán.
Doanh nghiệp kế toán được thành lập dưới những hình thức doanh nghiệp kinh doanh nào?
Theo khoản 1 Điều 59 Luật Kế toán 2015 thì doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán được thành lập theo các loại hình sau đây:
"Điều 59. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán
1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán được thành lập theo các loại hình sau đây:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
b) Công ty hợp danh;
c) Doanh nghiệp tư nhân."
Một cá nhân có chứng chỉ hành nghề kế toán vừa có chứng chỉ kiểm toán thì có được phép thành lập hai doanh nghiệp kế toán hay không?
Thành lập hai doanh nghiệp kế toán
Căn cứ khoản 3 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về doanh nghiệp tư nhân như sau:
"Điều 188. Doanh nghiệp tư nhân
1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần."
Ngoài ra khoản 1 Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh như sau:
"Điều 180. Hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh
1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
2. Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
3. Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại."
Như vậy, nếu trường hợp bạn đủ điều kiện để được thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán theo quy định tại Điều 60 Luật Kế toán 2015 thì được phép thành lập 02 doanh nghiệp (nhưng phải đảm bảo một trong hai công ty phải có hình thức là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên).
Ngoài ra, việc thành lập doanh nghiệp thứ hai phải trên tư cách cá nhân (không được tư cách doanh nghiệp) theo quy định tại Điều 58 Luật Kế toán 2015 như sau:
"Điều 58. Đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
3. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán chỉ có giá trị khi người được cấp có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc làm việc tại hộ kinh doanh dịch vụ kế toán."
Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán không được góp vốn để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán khác, trừ trường hợp góp vốn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.