Mỗi dự án dự thi Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia của học sinh lớp 8 có tối đa mấy người hướng dẫn?

Mỗi dự án dự thi Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia của học sinh lớp 8 có tối đa mấy người hướng dẫn? Dự án dự thi Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia của học sinh lớp 8 cần đảm bảo các yêu cầu gì? - câu hỏi của bạn K. (Hà Nội)

Mỗi dự án dự thi Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia của học sinh lớp 8 có tối đa mấy người hướng dẫn?

Người hướng dẫn nghiên cứu Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia được căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 5 Quy chế thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 38/2012/TT-BGDĐT như sau:

Đơn vị dự thi, thí sinh và người hướng dẫn nghiên cứu
...
2. Thí sinh và người hướng dẫn nghiên cứu
...
c) Mỗi dự án dự thi có tối thiểu 01 người hướng dẫn nghiên cứu. Một người hướng dẫn được hướng dẫn tối đa hai dự án nghiên cứu khoa học của học sinh trong cùng thời gian.
...

Căn cứ theo quy định nêu trên thì chỉ quy định mỗi dự án dự thi Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia của học sinh lớp 8 có tối thiểu 01 người hướng dẫn nghiên cứu mà không có giới hạn số lượng tối đa người hướng dẫn nghiên cứu.

Một người hướng dẫn nghiên cứu được hướng dẫn tối đa hai dự án nghiên cứu khoa học của học sinh trong cùng thời gian.

Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia

Mỗi dự án dự thi Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia của học sinh lớp 8 có tối đa mấy người hướng dẫn? (Hình từ Internet)

Dự án dự thi Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia của học sinh lớp 8 cần đảm bảo các yêu cầu gì?

Dự án dự thi Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia của học sinh lớp 8 cần đảm bảo các yêu cầu theo Điều 4 Quy chế thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 38/2012/TT-BGDĐT như sau:

- Đảm bảo tính trung thực trong nghiên cứu khoa học; không gian lận, sao chép trái phép, giả mạo; không sử dụng hay trình bày nội dung, kết quả nghiên cứu của người khác như là của mình.

- Nếu dự án dự thi là một phần của một dự án lớn hơn thì học sinh có dự án dự thi (sau đây gọi tắt là thí sinh) phải là tác giả của toàn bộ dự án dự thi.

- Thời gian nghiên cứu của dự án dự thi không quá 12 tháng liên tục và trong khoảng từ tháng 01 năm liền kề trước năm tổ chức Cuộc thi đến trước ngày khai mạc Cuộc thi 30 ngày.

- Nếu dự án dự thi được nghiên cứu trong thời gian nhiều hơn 12 tháng thì chỉ đánh giá những phần việc được nghiên cứu trong thời gian quy định tại khoản 3 của điều này.

- Các dự án tập thể không được phép đổi các thành viên khi đã bắt đầu thực hiện dự án.

- Những dự án nghiên cứu có liên quan đến các mầm bệnh, hóa chất độc hại hoặc các chất ảnh hưởng đến môi trường không được tham gia Cuộc thi.

- Những dự án dựa trên những nghiên cứu trước đây ở cùng lĩnh vực nghiên cứu có thể được tiếp tục dự thi; những dự án này phải chứng tỏ được những nghiên cứu tiếp theo là mới và khác với dự án trước.

- Dự án phải đảm bảo yêu cầu về trưng bày theo quy định của ban chỉ đạo Cuộc thi. Không trưng bày những vật không được phép trưng bày tại Cuộc thi (Phụ lục II kèm theo Thông tư 38/2012/TT-BGDĐT).

Có bao nhiêu tiêu chí đánh giá dự án dự thi Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia của học sinh lớp 8?

Có 05 tiêu chí đánh giá dự án dự thi Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia của học sinh lớp 8 căn cứ theo quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư 38/2012/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 32/2017/TT-BGDĐT) như sau:

(1) Câu hỏi nghiên cứu/ Vấn đề nghiên cứu (10 điểm)

(2) Thiết kế và phương pháp (15 điểm)

(3) Thực hiện: Thu thập, phân tích và giải thích dữ liệu/ Thực hiện: Xây dựng và kiểm tra (20 điểm)

(4) Tính sáng tạo (20 điểm)

(5) Trình bày (35 điểm)

Dự án khoa học

Dự án kỹ thuật

1. Câu hỏi nghiên cứu (10 điểm)

1. Vấn đề nghiên cứu (10 điểm)

- Mục tiêu tập trung và rõ ràng;

- Xác định được sự đóng góp vào lĩnh vực nghiên cứu;

- Có thể đánh giá được bằng các phương pháp khoa học.

- Mô tả sự đòi hỏi thực tế hoặc vấn đề cần giải quyết;

- Xác định các tiêu chí cho giải pháp đề xuất;

- Lý giải về sự cấp thiết;

2. Thiết kế và phương pháp (15 điểm)


- Kế hoạch được thiết kế và các phương pháp thu thập dữ liệu tốt;

- Các tham số, thông số và biến số phù hợp và hoàn chỉnh.

- Sự tìm tòi các phương án khác nhau để đáp ứng nhu cầu hoặc giải quyết vấn đề;

- Xác định giải pháp;

- Phát triển nguyên mẫu/mô hình.

3. Thực hiện: thu thập, phân tích và giải thích dữ liệu (20 điểm)

3. Thực hiện: Xây dựng và kiểm tra (20 điểm)

- Thu thập và phân tích dữ liệu một cách hệ thống;

- Tính có thể lặp lại của kết quả;

- Áp dụng các phương pháp toán học và thống kê phù hợp;

- Dữ liệu thu thập đủ hỗ trợ cho giải thích và các kết luận.

- Nguyên mẫu chứng minh được thiết kế dự kiến;

- Nguyên mẫu được kiểm tra trong nhiều điều kiện/thử nghiệm.

- Nguyên mẫu chứng minh được kỹ năng công nghệ và sự hoàn chỉnh.

4. Tính sáng tạo (20 điểm)

4. Tính sáng tạo (20 điểm)

Dự án chứng minh tính sáng tạo đáng kể trong một hay nhiều tiêu chí ở trên.

Dự án chứng minh tính sáng tạo đáng kể trong một hay nhiều tiêu chí ở trên.

5. Trình bày (35 điểm)

5. Trình bày (35 điểm)

a) Áp phích (Poster) (10 điểm)

- Sự bố trí logic của vật/tài liệu;

- Sự rõ ràng của các đồ thị và chú thích;

- Sự hỗ trợ của các tài liệu trưng bày.

b) Phỏng vấn (25 điểm)

- Trả lời rõ ràng, súc tích, sâu sắc các câu hỏi;

- Hiểu biết cơ sở khoa học liên quan đến dự án;

- Hiểu biết về sự giải thích và hạn chế của các kết quả và các kết luận;

- Mức độ độc lập trong thực hiện dự án;

- Sự thừa nhận khả năng tác động tiềm tàng về khoa học, xã hội và/hoặc kinh tế;

- Chất lượng của các ý tưởng cho nghiên cứu tiếp theo;

- Đối với các dự án tập thể, sự đóng góp và hiểu biết về dự án của tất cả các thành viên.

a) Áp phích (Poster) (10 điểm)

- Sự bố trí logic của vật/tài liệu;

- Sự rõ ràng của các đồ thị và chú thích;

- Sự hỗ trợ của các tài liệu trưng bày.

b) Phỏng vấn (25 điểm)

- Trả lời rõ ràng, súc tích, sâu sắc các câu hỏi;

- Hiểu biết cơ sở khoa học liên quan đến dự án;

- Hiểu biết về sự giải thích và hạn chế của các kết quả và các kết luận;

- Mức độ độc lập trong thực hiện dự án;

- Sự thừa nhận khả năng tác động tiềm tàng về khoa học, xã hội và/hoặc kinh tế;

- Chất lượng của các ý tưởng cho nghiên cứu tiếp theo;

- Đối với các dự án tập thể, sự đóng góp và hiểu biết về dự án của tất cả các thành viên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

711 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào