Mẫu Văn bản đề nghị cấp GCN đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư chế biến dầu khí hiện nay thế nào?
- Mẫu Văn bản đề nghị cấp GCN đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư chế biến dầu khí hiện nay thế nào?
- Thời hạn cấp GCN đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư chế biến dầu khí thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ là bao lâu?
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư chế biến dầu khí gồm những nội dung nào?
Mẫu Văn bản đề nghị cấp GCN đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư chế biến dầu khí hiện nay thế nào?
Hiện nay, mẫu Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư chế biến dầu khí thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện theo Mẫu A.I.6 ban hành kèm theo Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT.
Dưới đây là hình ảnh mẫu Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
TẢI VỀ mẫu Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới nhất 2023
Thời hạn cấp GCN đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư chế biến dầu khí thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ là bao lâu?
Theo khoản 1 Điều 38 Luật Đầu tư 2020 quy định như sau:
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này trong thời hạn sau đây:
a) 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
b) Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
c) Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 của Luật này;
d) Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);
đ) Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
3. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Như vậy, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư chế biến dầu khí thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ trong thời hạn sau đây:
- 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
Mẫu Văn bản đề nghị cấp GCN đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư chế biến dầu khí hiện nay thế nào? (Hình từ Internet)
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư chế biến dầu khí gồm những nội dung nào?
Theo Điều 40 Luật Đầu tư 2020 quy định như sau:
Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Tên dự án đầu tư.
2. Nhà đầu tư.
3. Mã số dự án đầu tư.
4. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.
5. Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.
6. Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động).
7. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
8. Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm:
a) Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn;
b) Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.
9. Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).
10. Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).
Như vậy, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư chế biến dầu khí gồm những nội dung sau đây:
- Tên dự án đầu tư.
- Nhà đầu tư.
- Mã số dự án đầu tư.
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.
- Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.
- Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động).
- Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
- Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm:
+ Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn;
+ Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.
- Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).
- Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.