Mẫu đơn xin học bán trú mới nhất dành cho năm học mới? Học sinh bán trú đang học tại trường phổ thông dân tộc được hỗ trợ tiền ăn trong bao nhiêu tháng?
Học bán trú là như thế nào? Mẫu đơn xin học bán trú mới nhất?
Tại Điều 3 Nghị định 116/2016/NĐ-CP có định nghĩa về học sinh bán trú như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Trường phổ thông dân tộc bán trú: Là trường phổ thông chuyên biệt được Nhà nước thành lập cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này. Trường phổ thông dân tộc bán trú có số lượng học sinh bán trú theo quy định hiện hành.
2. Học sinh bán trú: Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn được Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép ở lại trường hoặc khu vực gần trường để học tập trong tuần, do không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày.
Theo đó, học bán trú là hình thức giáo dục dành cho học sinh, trẻ em học mầm non ᴄó lịᴄh họᴄ trong một ngàу ᴄả buổi ѕáng ᴠà buổi ᴄhiều được ở lại trường nghỉ ngơi vào buổi trưa do không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày.
Khi soạn đơn xin học bán trú cho con em của mình, phụ huynh hoặc người giám hộ cần đảm bảo đơn хin họᴄ bán trú ᴄung ᴄấp đủ ᴠề ᴄáᴄ thông tin ᴄá nhân ᴄủa phụ huуnh, thông tin ᴄủa họᴄ ѕinh ᴠà đồng thời trình bàу ᴠề hoàn ᴄảnh, điều kiện gia đình, lý do muốn хin ᴄho ᴄon họᴄ bán trú tại trường.
Sau đây là một số mẫu đơn xin học bán trú mới nhất dành cho năm học mới mà phụ huynh có thể tham khảo:
- Đơn xin học bán trú - mẫu số 1: TẢI VỀ
- Đơn xin học bán trú - mẫu số 2: TẢI VỀ
- Đơn xin học bán trú - mẫu số 3: TẢI VỀ
- Đơn xin học bán trú - mẫu số 4: TẢI VỀ
- Đơn xin học bán trú - mẫu số 5: TẢI VỀ
Mẫu đơn xin học bán trú mới nhất dành cho năm học mới? (Hình từ Internet)
Học sinh học bán trú đang học tại trường phổ thông dân tộc được hỗ trợ tiền ăn trong bao nhiêu tháng?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 116/2016/NĐ-CP có quy định về mức hỗ trợ tiền ăn đối với học sinh đang học bán trú tại trường phổ thông dân tộc như sau:
Mức hỗ trợ
1. Học sinh thuộc đối tượng hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định này được hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở và gạo với mức hỗ trợ như sau:
a) Hỗ trợ tiền ăn: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh;
b) Hỗ trợ tiền nhà ở: Đối với học sinh phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí ở bán trú trong trường, mỗi tháng được hỗ trợ bằng 10% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh;
c) Hỗ trợ gạo: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.
2. Trường phổ thông dân tộc bán trú được hỗ trợ:
a) Đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị, bao gồm: Nhà ở, giường nằm, nhà bếp, phòng ăn, nhà tắm, công trình vệ sinh, công trình nước sạch và các thiết bị kèm theo cho học sinh bán trú theo tiêu chuẩn thiết kế trường học hiện hành;
b) Mua sắm bổ sung, sửa chữa dụng cụ thể dục, thể thao, nhạc cụ, máy thu hình, phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể dục, thể thao và các vật dụng khác cho học sinh bán trú với mức hỗ trợ 100.000 đồng/học sinh bán trú/năm học;
c) Lập tủ thuốc dùng chung cho khu bán trú, mua các loại thuốc thông thường với cơ số thuốc đủ đáp ứng yêu cầu phòng bệnh và xử lý những trường hợp cấp cứu đột xuất với mức hỗ trợ 50.000 đồng/học sinh bán trú/năm học;
…
Như vậy, theo quy định trên thì học sinh đang học bán trú tại trường phổ thông dân tộc ở xã, thôn đặc biệt khó khăn được hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở và gạo với mức hỗ trợ mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.
Mức lương cơ sở hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
3. Đối với các cơ quan, đơn vị đang được áp dụng các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương: Thực hiện bảo lưu phần chênh lệch giữa tiền lương và thu nhập tăng thêm tháng 6 năm 2024 của cán bộ, công chức, viên chức với tiền lương từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 sau khi sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù. Trong thời gian chưa sửa đổi hoặc bãi bỏ các cơ chế này thì thực hiện mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng theo cơ chế đặc thù từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 6 năm 2024 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc). Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung.
4. Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở sau khi báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Theo đó, mức lương cơ sở hiện nay đang áp dụng là 2.340.000 đồng/tháng.
Như vậy, học sinh đang học bán trú tại trường phổ thông dân tộc ở xã, thôn đặc biệt khó khăn được hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở và gạo với mức hỗ trợ mỗi tháng là 936.000 đồng/tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.