Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác thủy sản được quy định như thế nào? Muốn được cấp giấy phép khai thác thủy sản thì phải gửi hồ sơ đến đâu?
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác thủy sản được quy định như thế nào?
- Muốn được cấp giấy phép khai thác thủy sản thì phải gửi hồ sơ đến đâu?
- Giấy phép khai thác thủy sản sẽ có chứa những nội dung chủ yếu nào?
- Có bao nhiêu trường hợp mà khi vi phạm thì tổ chức, cá nhân sẽ bị thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản?
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác thủy sản được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 45 Nghị định 26/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 21 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP) quy định như sau:
Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác thủy sản bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 02.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chụp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với tàu cá theo quy định phải đăng kiểm;
c) Bản chụp văn bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá đối với loại tàu cá theo quy định phải có văn bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá.
...
Theo quy định trên thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác thủy sản gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị theo Mẫu số 02.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bản chụp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với tàu cá theo quy định phải đăng kiểm;
- Bản chụp văn bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá đối với loại tàu cá theo quy định phải có văn bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá.
Như vậy, mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác thủy sản được quy định theo Mẫu số 02.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
* Lưu ý: Mẫu số 02.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP đã bị thay thế bởi Mẫu số 21 Phụ lục I Nghị định 37/2024/NĐ-CP. Tải về
Muốn được cấp giấy phép khai thác thủy sản thì phải gửi hồ sơ đến đâu?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 45 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản
...
3. Trình tự cấp, cấp lại giấy phép khai thác thủy sản:
a) Tổ chức, cá nhân có yêu cầu gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn 06 ngày làm việc (đối với cấp mới), 03 ngày làm việc (đối với cấp lại) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan thẩm quyền thực hiện cấp, cấp lại Giấy phép khai thác thủy sản theo Mẫu số 04.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Trong trường hợp không cấp, cấp lại cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
...
Theo quy định trên thì khi muốn được cấp giấy phép khai thác thủy sản thì tổ chức, cá nhân phải gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
Muốn được cấp giấy phép khai thác thủy sản thì phải gửi hồ sơ đến đâu? (Hình từ internet)
Giấy phép khai thác thủy sản sẽ có chứa những nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:
Giấy phép khai thác thủy sản
...
3. Nội dung chủ yếu của Giấy phép khai thác thủy sản được quy định như sau:
a) Tên tổ chức, cá nhân được cấp phép;
b) Số đăng ký tàu cá; tên tàu, hô hiệu, mã số của Tổ chức Hàng hải quốc tế (nếu có);
c) Nghề, vùng biển hoặc khu vực được phép khai thác;
d) Thời gian hoạt động khai thác của từng nghề;
đ) Sản lượng cho phép khai thác theo loài (nếu có);
e) Cảng cá đăng ký;
g) Thời hạn của giấy phép.
...
Theo đó, Giấy phép khai thác thủy sản sẽ có chứa những nội dung chủ yếu sau:
- Tên tổ chức, cá nhân được cấp phép;
- Số đăng ký tàu cá; tên tàu, hô hiệu, mã số của Tổ chức Hàng hải quốc tế (nếu có);
- Nghề, vùng biển hoặc khu vực được phép khai thác;
- Thời gian hoạt động khai thác của từng nghề;
- Sản lượng cho phép khai thác theo loài (nếu có);
- Cảng cá đăng ký;
- Thời hạn của giấy phép.
Có bao nhiêu trường hợp mà khi vi phạm thì tổ chức, cá nhân sẽ bị thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 45 Nghị định 26/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm c khoản 21 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP) quy định như sau:
Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản
...
5. Thu hồi giấy phép khai thác thủy sản:
a) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác thủy sản là cơ quan thực hiện việc thu hồi giấy phép;
b) Khi phát hiện vi phạm một trong các trường hợp tại khoản 5 Điều 50 Luật Thủy sản, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
...
Theo đó, khi phát hiện vi phạm một trong các trường hợp tại khoản 5 Điều 50 Luật Thủy sản, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
Mà cụ theo quy định tại khoản 5 Điều 50 Luật Thủy sản 2017 thì giấy phép khai thác thủy sản bị thu hồi khi thuộc một trong 04 trường hợp sau:
- Bị tẩy, xóa, sửa chữa nội dung của giấy phép;
- Khai thác thủy sản trái phép ngoài vùng biển Việt Nam;
- Tàu cá đã xóa đăng ký;
- Không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Thủy sản 2017.
Như vậy, sẽ có 04 trường hợp mà khi vi phạm thì tổ chức, cá nhân sẽ bị thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.