Mẫu đơn đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Mẫu đơn đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Đề án hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử gồm những nội dung tối thiểu nào?
- Việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử được Bộ Công Thương thực hiện trực tiếp qua đâu?
Mẫu đơn đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu đơn đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử được quy định tại Mẫu TMĐT-2 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 47/2014/TT-BCT, khoản 4 Điều 1 Thông tư 21/2018/TT-BCT như sau:
Tải mẫu đơn đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử mới nhất hiện nay: TẠI ĐÂY.
Mẫu đơn đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Đề án hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử gồm những nội dung tối thiểu nào?
Đề án hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử gồm những nội dung tối thiểu được quy định tại khoản 3 Điều 22 Thông tư 47/2014/TT-BCT, được sửa đổi bởi Điều 11 Thông tư 04/2016/TT-BCT như sau:
Hồ sơ đăng ký
1. Đơn đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử (theo Mẫu TMĐT-2 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.
Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên.
3. Đề án hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử bao gồm các nội dung tối thiểu sau:
a) Tên chính thức của chương trình đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử;
b) Mục đích hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử;
c) Giải trình kinh nghiệm, năng lực phù hợp với hoạt động đánh giá tín nhiệm;
d) Phạm vi đánh giá tín nhiệm phù hợp với phạm vi hoạt động của thương nhân, tổ chức;
đ) Thời gian và tần suất tiến hành hoạt động đánh giá tín nhiệm;
e) Đối tượng hoặc loại hình website thương mại điện tử sẽ được đánh giá tín nhiệm;
g) Các tiêu chí được áp dụng để đánh giá một website thương mại điện tử, trong đó phải bao gồm tiêu chí website thương mại điện tử đã hoàn thành việc thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương theo quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ;
h) Quy trình, cách thức tiến hành đánh giá một website thương mại điện tử;
i) Cách thức tổ chức hoạt động đánh giá tín nhiệm và lựa chọn nhân sự thực hiện việc đánh giá;
k) Thiết kế biểu tượng tín nhiệm sẽ gắn lên các website thương mại điện tử được đánh giá;
l) Phương án giám sát hoạt động của các website thương mại điện tử đã được gắn biểu tượng tín nhiệm;
m) Quyền, nghĩa vụ của bên đánh giá tín nhiệm và bên có website được đánh giá tín nhiệm.
Như vậy, theo quy định trên thì đề án hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử gồm những nội dung tối thiểu sau:
- Tên chính thức của chương trình đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử;
- Mục đích hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử;
- Giải trình kinh nghiệm, năng lực phù hợp với hoạt động đánh giá tín nhiệm;
- Phạm vi đánh giá tín nhiệm phù hợp với phạm vi hoạt động của thương nhân, tổ chức;
- Thời gian và tần suất tiến hành hoạt động đánh giá tín nhiệm;
- Đối tượng hoặc loại hình website thương mại điện tử sẽ được đánh giá tín nhiệm;
- Các tiêu chí được áp dụng để đánh giá một website thương mại điện tử, trong đó phải bao gồm tiêu chí website thương mại điện tử đã hoàn thành việc thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương theo quy định tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP;
- Quy trình, cách thức tiến hành đánh giá một website thương mại điện tử;
- Cách thức tổ chức hoạt động đánh giá tín nhiệm và lựa chọn nhân sự thực hiện việc đánh giá;
- Thiết kế biểu tượng tín nhiệm sẽ gắn lên các website thương mại điện tử được đánh giá;
- Phương án giám sát hoạt động của các website thương mại điện tử đã được gắn biểu tượng tín nhiệm;
- Quyền, nghĩa vụ của bên đánh giá tín nhiệm và bên có website được đánh giá tín nhiệm.
Việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử được Bộ Công Thương thực hiện trực tiếp qua đâu?
Việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử được Bộ Công Thương thực hiện trực tiếp qua đâu, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Thông tư 47/2014/TT-BCT như sau:
Quy trình đăng ký
1. Việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử được Bộ Công Thương thực hiện trực tuyến qua Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử tại địa chỉ www.online.gov.vn.
2. Để khai báo hồ sơ, thương nhân, tổ chức truy cập vào Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử và tiến hành các bước sau:
Bước 1: Thương nhân, tổ chức đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống bằng việc cung cấp những thông tin sau:
- Tên thương nhân, tổ chức;
- Số đăng ký kinh doanh của thương nhân hoặc số quyết định thành lập của tổ chức;
- Lĩnh vực kinh doanh/hoạt động;
- Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức;
- Các thông tin liên hệ, bao gồm số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử.
…
Như vậy, theo quy định trên thì việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử được Bộ Công Thương thực hiện trực tiếp qua Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử tại địa chỉ www.online.gov.vn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.