Mẫu biên bản thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với Cảng cá là mẫu nào? Hướng dẫn lập biên bản?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với Cảng cá là mẫu nào? Hướng dẫn lập biên bản?
- Việc đánh giá an toàn vệ sinh thực phẩm với việc xử lý phế thải Cảng cá được quy định thế nào?
- Biên bản thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với Cảng cá phải đảm bảo yêu cầu gì?
Mẫu biên bản thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với Cảng cá là mẫu nào? Hướng dẫn lập biên bản?
Căn cứ Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
PHỤ LỤC II
DANH MỤC MẪU BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM CƠ SỞ SẢN XUẤT BAN ĐẦU NÔNG, LÂM, THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Loại hình cơ sở | Ký hiệu |
... | ... |
Tàu cá (đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên) | BB 1.4 |
Cảng cá | BB 1.5 |
Cơ sở sản xuất nước đá phục vụ sản xuất và bảo quản thực phẩm nông, lâm, thủy sản | BB 1.6 |
Theo đó, Mẫu biên bản thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với Cảng cá là Mẫu BB 1.5 thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT:
Tải về Mẫu biên bản thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với Cảng cá và Hướng dẫn lập biên bản
Mẫu biên bản thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với Cảng cá là mẫu nào? Hướng dẫn lập biên bản? (Hình từ internet)
Việc đánh giá an toàn vệ sinh thực phẩm với việc xử lý phế thải Cảng cá được quy định thế nào?
Cũng theo Mẫu BB 1.5 thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT thì về phương pháp và nội dung đánh giá an toàn vệ sinh thực phẩm với việc xử lý phế thải cảng cá được quy định như sau:
Xem xét, kiểm tra trên hồ sơ, kiểm tra thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:
Yêu cầu đối với xử lý chất thải rắn:
- Phải có đủ dụng cụ thu gom chất thải rắn. Chất thải rắn phải được thu gom và được vận chuyển ra khỏi khu vực cảng cá ít nhất 4 giờ một lần.
- Nơi chứa chất thải phải kín, cách biệt với khu có thuỷ sản và dễ làm vệ sinh, khử trùng.
- Khu tiếp nhận, xử lý nguyên liệu: Thùng chứa phế thải phải có nắp đậy kín, làm bằng vật liệu không ngấm nước, không gỉ, dễ làm vệ sinh.
Yêu cầu đối với hệ thống thoát nước:
- Hệ thống cống rãnh thoát nước phải có kích thước, số lượng, vị trí, độ dốc phù hợp để đảm bảo thoát nước tốt;
- Phải được thiết kế, xây dựng đảm bảo dễ làm vệ sinh và không tạo ra nơi ẩn náu của chuột bọ, côn trùng.
Yêu cầu đối với hệ thống xử lý nước thải:
- Nước thải từ khu vực sơ chế, xử lý thuỷ sản phải được tách riêng với nước thải từ khu vực cung cấp xăng dầu;
- Nước thải phải được xử lý theo đúng những qui định về nước thải công nghiệp theo tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường. Nước thải chưa được xử lý không được thải ra môi trường xung quanh.
Biên bản thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với Cảng cá phải đảm bảo yêu cầu gì?
Tại Điều 15 Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Biên bản thẩm định
1. Biên bản thẩm định theo mẫu tại Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Yêu cầu đối với biên bản thẩm định:
a) Phải được đoàn thẩm định lập tại cơ sở ngay sau khi kết thúc thẩm định;
b) Thể hiện đầy đủ, chính xác kết quả thẩm định;
c) Ghi rõ các hạng mục không bảo đảm an toàn thực phẩm và thời hạn yêu cầu cơ sở khắc phục các sai lỗi;
d) Nêu kết luận chung về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và dự kiến mức xếp loại cơ sở;
đ) Có ý kiến của người đại diện có thẩm quyền của cơ sở về kết quả thẩm định, cam kết khắc phục các sai lỗi (nếu có);
e) Có chữ ký của trưởng đoàn thẩm định, chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của cơ sở, đóng dấu giáp lai của cơ sở (nếu có) vào biên bản thẩm định hoặc ký từng trang trong trường hợp cơ sở không có con dấu;
g) Trường hợp đại diện cơ sở không đồng ý ký tên vào Biên bản thẩm định thì đoàn thẩm định phải ghi: “Đại diện cơ sở được thẩm định không ký biên bản” và nêu rõ lý do đại diện cơ sở không ký. Biên bản này vẫn có giá trị pháp lý khi có đầy đủ chữ ký của tất cả các thành viên trong Đoàn thẩm định;
h) Được lập thành 02 bản: 01 bản lưu tại cơ quan thẩm định, 01 bản lưu tại cơ sở; trường hợp cần thiết có thể tăng thêm số bản.
Theo đó, biên bản thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với Cảng cá phải đảm bảo:
- Phải được đoàn thẩm định lập tại cơ sở ngay sau khi kết thúc thẩm định;
- Thể hiện đầy đủ, chính xác kết quả thẩm định;
- Ghi rõ các hạng mục không bảo đảm an toàn thực phẩm và thời hạn yêu cầu cơ sở khắc phục các sai lỗi;
- Nêu kết luận chung về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và dự kiến mức xếp loại cơ sở;
- Có ý kiến của người đại diện có thẩm quyền của cơ sở về kết quả thẩm định, cam kết khắc phục các sai lỗi (nếu có);
- Có chữ ký của trưởng đoàn thẩm định, chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của cơ sở, đóng dấu giáp lai của cơ sở (nếu có) vào biên bản thẩm định hoặc ký từng trang trong trường hợp cơ sở không có con dấu;
- Trường hợp đại diện cơ sở không đồng ý ký tên vào Biên bản thẩm định thì đoàn thẩm định phải ghi: “Đại diện cơ sở được thẩm định không ký biên bản” và nêu rõ lý do đại diện cơ sở không ký. Biên bản này vẫn có giá trị pháp lý khi có đầy đủ chữ ký của tất cả các thành viên trong Đoàn thẩm định;
- Được lập thành 02 bản: 01 bản lưu tại cơ quan thẩm định, 01 bản lưu tại cơ sở; trường hợp cần thiết có thể tăng thêm số bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.