Mẫu Báo cáo kết quả giao nhận tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng hiện nay sử dụng mẫu nào?

Xin hỏi, mẫu Báo cáo kết quả giao nhận tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng hiện nay sử dụng mẫu nào? Việc giao nhận tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng được giám sát như thế nào? Câu hỏi của chị X.Q (Long An).

Mẫu Báo cáo kết quả giao nhận tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng hiện nay sử dụng mẫu nào?

Mẫu Báo cáo kết quả giao nhận tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng hiện nay thực hiện theo mẫu Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư 07/2017/TT-NHNN như sau:

mẫu báo cáo kết quả giao nhận tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng

Lưu ý: Mẫu này sử dụng trong công tác giám sát tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng; giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng.

Tải về mẫu Báo cáo kết quả giao nhận tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng mới nhất tại đây.

Báo cáo kết quả giao nhận tiền in hỏng, đúc hỏng

Báo cáo kết quả giao nhận tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng (Hình từ Internet)

Việc giao nhận tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng được giám sát như thế nào?

Việc giám sát tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng được thực hiện từ khâu giao nhận từ kho của các cơ sở in, đúc tiền đến kho của Hội đồng tiêu hủy tiền cho đến khi tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng được cắt và hủy thành phế liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 07/2017/TT-NHNN.

Giám sát giao nhận tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng được quy định tại Điều 16 Thông tư 07/2017/TT-NHNN như sau:

Giám sát giao nhận tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng
Giám sát việc giao nhận tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng từ kho của các cơ sở in, đúc tiền đến kho của Hội đồng tiêu hủy tiền, đồng thời kiểm tra sự khớp đúng về số lượng, cơ cấu thực tế nhập kho Hội đồng tiêu hủy với số liệu theo quyết định của Thống đốc.

Theo quy định trên, giám sát việc giao nhận tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng từ kho của các cơ sở in, đúc tiền đến kho của Hội đồng tiêu hủy tiền, đồng thời kiểm tra sự khớp đúng về số lượng, cơ cấu thực tế nhập kho Hội đồng tiêu hủy với số liệu theo quyết định của Thống đốc.

Hội đồng và Chủ tịch Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng có những nhiệm vụ và quyền hạn thế nào?

Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng được quy định tại Điều 6 Thông tư 07/2017/TT-NHNN, cụ thể:

- Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng chủ trì, phối hợp với Vụ Kiểm toán nội bộ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (gọi tắt là Thống đốc) phê duyệt phương án huy động, trưng tập công chức các đơn vị quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư này tham gia Tổ giúp việc cho Hội đồng giám sát.

- Tổ chức giám sát tất cả các khâu của công tác tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng theo quy định.

- Phát hiện tồn tại, thiếu sót trong quá trình tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng và đề xuất các biện pháp ngăn chặn, sửa chữa kịp thời; yêu cầu Hội đồng tiêu hủy tiền tạm ngừng hành vi vi phạm quy định về tiêu hủy tiền, không đảm bảo an toàn tài sản hoặc kiến nghị Thống đốc đình chỉ đợt tiêu hủy trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng.

- Đề nghị các đơn vị liên quan có hình thức kỷ luật thích hợp hoặc đề nghị xử lý đối với các cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật như: lợi dụng, tham ô, không làm đúng trách nhiệm để xảy ra thất thoát tài sản trong công tác tiêu hủy tiền.

- Tổ chức tổng kết, đánh giá và đề xuất hình thức khen thưởng trong giám sát tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng.

- Báo cáo Thống đốc kết quả giám sát tiêu hủy tiền sau 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đợt tiêu hủy tiền.

- Bảo quản, lưu giữ hồ sơ, tài liệu về giám sát tiêu hủy tiền theo quy định.

Nhiệm Vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng được quy định tại Điều 7 Thông tư 07/2017/TT-NHNN như sau:

- Ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng giám sát.

- Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng giám sát theo quy định tại Điều 6 Thông tư này; chịu trách nhiệm trước Thống đốc và pháp luật về giám sát tiêu hủy tiền.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Phó Chủ tịch, Ủy viên và Tổ giúp việc của Hội đồng giám sát.

- Đề nghị Thống đốc khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong giám sát tiêu hủy tiền.

- Đề xuất trình Thống đốc hình thức kỷ luật đối với những trường hợp vi phạm quy định về tiêu hủy tiền, giám sát tiêu hủy tiền.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

264 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào