Mẫu báo cáo đánh giá hệ thống thanh toán quan trọng là mẫu nào? Các hệ thống thanh toán quan trọng bao gồm các hệ thống nào?
Mẫu báo cáo đánh giá hệ thống thanh toán quan trọng là mẫu nào theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 41/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Đánh giá hệ thống thanh toán quan trọng
1. Căn cứ các tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập được theo quy định tại Điều 6 Thông tư này, Đơn vị giám sát xây dựng báo cáo giám sát trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:
a) Báo cáo định kỳ 6 tháng đầu năm, định kỳ năm đối với hệ thống thanh toán quan trọng;
b) Báo cáo đột xuất về rủi ro, sự cố phát sinh của hệ thống thanh toán quan trọng.
2. Đơn vị giám sát đánh giá Hệ thống TTLNH Quốc gia theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này định kỳ 03 năm một lần và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kết quả đánh giá.
Theo đó, Mẫu báo cáo đánh giá hệ thống thanh toán quan trọng theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 41/2024/TT-NHNN cụ thể như sau:
Tải về Mẫu báo cáo đánh giá hệ thống thanh toán quan trọng
Mẫu báo cáo đánh giá hệ thống thanh toán quan trọng là mẫu nào? (hình từ internet)
Các hệ thống thanh toán quan trọng bao gồm các hệ thống nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 41/2024/TT-NHNN có quy định về hệ thống thanh toán quan trọng như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Các hệ thống thanh toán quan trọng bao gồm Hệ thống TTLNH Quốc gia; hệ thống thanh toán ngoại tệ; hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán; hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính thuộc Danh mục hệ thống thanh toán quan trọng theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đơn vị giám sát là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) được giao nhiệm vụ giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
3. Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia là Đơn vị trực tiếp vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia.
4. Tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quan trọng (sau đây gọi là tổ chức vận hành) là tổ chức trực tiếp vận hành hệ thống thanh toán ngoại tệ; hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán; hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính.
...
Như vậy, các hệ thống thanh toán quan trọng bao gồm:
- Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia (Hệ thống TTLNH Quốc gia);
- Hệ thống thanh toán ngoại tệ;
- Hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán;
- Hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính thuộc Danh mục hệ thống thanh toán quan trọng theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 41/2024/TT-NHNN.
Đơn vị giám sát theo dõi hoạt động của hệ thống thanh toán quan trọng thông qua đâu?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 41/2024/TT-NHNN thì đơn vị giám sát theo dõi hoạt động của hệ thống thanh toán quan trọng thông qua việc:
(1) Thu thập tài liệu, thông tin, dữ liệu hoạt động của hệ thống thanh toán quan trọng từ các nguồn:
- Số liệu hoạt động của Hệ thống TTLNH Quốc gia theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này được thu thập, khai thác từ các hệ thống thông tin có liên quan của Ngân hàng Nhà nước;
- Các báo cáo theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về chế độ báo cáo thống kê;
- Các báo cáo, thông tin cung cấp của tổ chức vận hành theo quy định tại Điều 16 Thông tư 41/2024/TT-NHNN;
- Tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập được thông qua hoạt động kiểm tra tại chỗ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 41/2024/TT-NHNN;
- Tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập được thông qua hệ thống thông tin giám sát trực tuyến đối với hoạt động của hệ thống thanh toán quan trọng theo yêu cầu từ thực tế giám sát;
- Thông tin phản ánh của các thành viên tham gia hệ thống thanh toán quan trọng, khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán; thông tin phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Thông tin liên quan đến các hệ thống thanh toán quan trọng do cơ quan có thẩm quyền cung cấp, phản ánh;
- Các thông tin khác phục vụ công tác giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng.
(2) Xử lý, tổng hợp tài liệu, thông tin, dữ liệu
- So sánh, đối chiếu tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập được với các dữ liệu lịch sử để phát hiện các biến động bất thường;
- So sánh, đối chiếu tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập được từ các nguồn khác nhau;
- Nhận định, đánh giá về tính hợp lý của tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập được; trường hợp phát hiện tài liệu, thông tin, dữ liệu bị thiếu, lỗi, sai hoặc không phù hợp, Đơn vị giám sát yêu cầu tổ chức vận hành, Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia báo cáo, giải trình kịp thời và gửi lại thông tin chính xác;
- Tổng hợp, phân tích các tài liệu, thông tin, dữ liệu đã thu thập, so sánh, đối chiếu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.