Ly nhựa, hộp nhựa sử dụng một lần đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng thì hàm lượng kim loại nặng tối đa là bao nhiêu?
- Ly nhựa, hộp nhựa sử dụng một lần đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng thì hàm lượng kim loại nặng tối đa là bao nhiêu?
- Dùng phương pháp nào để tiến hành xác định lượng chì và Cadmi có trong ly nhựa, hộp nhựa sử dụng một lần?
- Quán ăn dùng ly nhựa, hộp nhựa sử dụng một lần bị nhiễm chì và Cd không đảm bảo chất lượng an toàn để đựng thức ăn, nước uống thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Ly nhựa, hộp nhựa sử dụng một lần đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng thì hàm lượng kim loại nặng tối đa là bao nhiêu?
Theo quy định tại Mục II.1 QCVN 12-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm ban hành kèm theo Thông tư 34/2011/TT-BYT quy định như sau:
Theo đó, ly nhựa, hộp nhựa sử dụng một lần được phép chứa chì và cadmi mỗi loại tối đa là 100 µg/g thì mới đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dùng.
Ly nhựa, hộp nhựa sử dụng một lần đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng thì hàm lượng kim loại nặng tối đa là bao nhiêu? (Nguồn Internet)
Dùng phương pháp nào để tiến hành xác định lượng chì và Cadmi có trong ly nhựa, hộp nhựa sử dụng một lần?
Theo Mục 1 Phụ lục 1 QCVN 12-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm ban hành kèm theo Thông tư 34/2011/TT-BYT quy định như sau:
"1. Xác định Chì và Cadmi trong vật liệu nhựa
1.1 Chuẩn bị dung dịch thử
Cân 1,0 g mẫu (chính xác đến mg) cho vào đĩa bay hơi bằng bạch kim, thạch anh hoặc thủy tinh chịu nhiệt, thêm 2ml acid sulfuric, gia nhiệt từ từ cho đến khi hết khói trắng bay ra từ acid sulfuric và phần lớn mẫu đã bị than hóa. Sau đó, cho đĩa vào nung trong lò điện tại 450°C để quá trình than hóa xảy ra hoàn toàn, lặp lại quá trình thêm acid sulfuric và nung đối với cặn trên đĩa, để nguội. Thêm vào cặn 5ml acid hydrocloric (1→2), trộn đều, và cho bay hơi trên bể cách thủy. Sau khi để nguội, thêm 20 ml acid nitric 0,1 mol/l, hòa tan, lọc và loại bỏ phần không tan, thu phần dịch lọc làm dung dịch thử.
1.2 Chuẩn bị dung dịch chuẩn
1.2.1. Cadmi
- Dung dịch chuẩn Cadmi gốc: Cân 100 mg cadmi, hòa tan trong 50 ml acid nitric 10%, cô trên bếp cách thủy. Sau đó thêm acid nitric 0,1 mol/l để hòa tan và định mức đến đủ 100 ml. Dung dịch chuẩn cadmi gốc này có nồng độ 1 mg/ml.
- Dung dịch chuẩn Cadmi làm việc: Lấy chính xác 1 ml dung dịch chuẩn cadmi gốc, thêm acid nitric 0,1 mol/l đến đủ 200 ml. Dung dịch chuẩn làm việc này có nồng độ 5 μg/ml.
1.2.2. Chì
- Dung dịch chuẩn Chì gốc: Hòa tan 159,8 mg chì (II) nitrat trong 10 ml acid nitric 10%, và thêm nước cất định mức đến đủ 100 ml. Dung dịch chuẩn chì gốc này có nồng độ 1 mg/ml.
- Dung dịch chuẩn chì làm việc: Lấy chính xác 1 ml dung dịch chuẩn chì gốc, thêm acid nitric 0,1 mol/l định mức đến đủ 200 ml. Dung dịch chuẩn làm việc này có nồng độ 5 μg/ml.
1.3 Tiến hành
Dùng quang phổ hấp thụ nguyên tử hoặc quang phổ phát xạ plasma để xác định cadmi và chì trong dung dịch thử."
Như vậy, để xác định lượng chì và Cadmi có trong ly nhựa, hộp nhựa sử dụng một lần thì dùng quang phổ hấp thụ nguyên tử hoặc quang phổ phát xạ plasma để xác định cadmi và chì trong dung dịch thử.
Quán ăn dùng ly nhựa, hộp nhựa sử dụng một lần bị nhiễm chì và Cd không đảm bảo chất lượng an toàn để đựng thức ăn, nước uống thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Tại Điều 8 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về sử dụng dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm như sau:
"1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc hại để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế; hoặc buộc tiêu hủy dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm đối với vi phạm quy định tại Điều này."
Quán ăn dùng ly nhựa, hộp nhựa sử dụng một lần không đảm bảo chất lượng sẽ bị xử phạt theo quy định trên. Tuy nhiên mức phạt tiền này áp dụng đối với cá nhân còn tổ chức sẽ gấp đôi (Điều 3 nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) cụ thể như sau:
"2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này mức phạt tiền được giảm đi một nửa."
Đồng thời, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Điều này và buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế; hoặc buộc tiêu hủy dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.