Luồng đường thủy nội địa chuyên dùng là gì? Ai có trách nhiệm tổ chức quản lý luồng đường thủy nội địa chuyên dùng?

Tôi có câu hỏi là luồng đường thủy nội địa chuyên dùng là gì? Ai có trách nhiệm tổ chức quản lý luồng đường thủy nội địa chuyên dùng? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh T.L đến từ Nha Trang.

Luồng đường thủy nội địa chuyên dùng là gì?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 08/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

Phân loại, cấp kỹ thuật luồng đường thủy nội địa
1. Luồng đường thủy nội địa được phân thành ba loại, gồm: Luồng đường thủy nội địa quốc gia (sau đây gọi là luồng quốc gia), luồng đường thủy nội địa địa phương (sau đây gọi là luồng địa phương) và luồng đường thủy nội địa chuyên dùng (sau đây gọi là luồng chuyên dùng).
2. Luồng quốc gia là luồng đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Đi qua hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên có vai trò quan trọng phục vụ kinh tế, quốc phòng, an ninh quốc gia;
b) Luồng trong địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nối trực tiếp với tuyến vận tải ven biển hoặc nối trực tiếp với hai luồng quốc gia;
c) Luồng qua biên giới hoặc trên biên giới.
3. Luồng địa phương là luồng thuộc phạm vi địa bàn của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này.
4. Luồng chuyên dùng là luồng nối vùng nước cảng, bến thủy nội địa chuyên dùng với luồng quốc gia hoặc luồng địa phương.
5. Luồng đường thủy nội địa được phân thành các cấp kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.

Như vậy, theo quy định trên thì luồng đường thủy nội địa chuyên dùng là luồng nối vùng nước cảng, bến thủy nội địa chuyên dùng với luồng quốc gia hoặc luồng địa phương.

Luồng đường thủy nội địa

Luồng đường thủy nội địa chuyên dùng là gì? Ai có trách nhiệm tổ chức quản lý luồng đường thủy nội địa chuyên dùng? (Hình từ Internet)

Ai có trách nhiệm tổ chức quản lý luồng đường thủy nội địa chuyên dùng?

Căn cứ tại khoản 6 Điều 9 Nghị định 08/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

Thẩm quyền, thủ tục công bố mở luồng và quản lý luồng đường thủy nội địa
6. Quản lý luồng đường thủy nội địa
a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức quản lý luồng quốc gia;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Giao thông vận tải tổ chức quản lý luồng địa phương;
c) Tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng tổ chức quản lý luồng chuyên dùng.
7. Lập, công bố danh mục luồng đường thủy nội địa
a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam lập danh mục luồng quốc gia, luồng chuyên dùng nối với luồng quốc gia, trình Bộ Giao thông vận tải công bố;
b) Sở Giao thông vận tải lập danh mục luồng địa phương, luồng chuyên dùng nối với luồng địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố. Danh mục luồng sau khi được công bố gửi Cục Đường thủy nội địa Việt Nam để tổng hợp, theo dõi;
c) Tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng có trách nhiệm báo cáo số liệu về thông số kỹ thuật luồng chuyên dùng đến Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và Sở Giao thông vận tải để phục vụ việc lập, công bố danh mục luồng đường thủy nội địa;
d) Danh mục luồng đường thủy nội địa được cập nhật, điều chỉnh và công bố định kỳ 03 năm/lần. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổng hợp danh mục luồng đường thủy nội địa trong phạm vi cả nước đăng trên trang thông tin điện tử của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.

Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức, cá nhân có luồng đường thủy nội địa chuyên dùng có trách nhiệm tổ chức quản lý luồng đường thủy nội địa chuyên dùng.

Kinh phí thiết lập và duy trì hệ thống báo hiệu trên luồng đường thủy nội địa chuyên dùng do ai chi trả?

Căn cứ tại điểm b khoản 5 Điều 28 Nghị định 08/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

Thiết lập và duy trì báo hiệu đường thủy nội địa
5. Chi phí thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa
a) Kinh phí thiết lập, duy trì hệ thống báo hiệu trên luồng quốc gia và luồng địa phương, trừ báo hiệu quy định tại điểm c khoản này do ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp ngân sách;
b) Kinh phí thiết lập, duy trì hệ thống báo hiệu trên luồng chuyên dùng do tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng chi trả;
c) Kinh phí thiết lập, duy trì báo hiệu tại công trình, vật chướng ngại, khu vực hoạt động quy định tại điểm d khoản 4 Điều này do chủ công trình, vật chướng ngại, tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động chi trả;
d) Đối với báo hiệu tại công trình giao thông được đầu tư bằng nguồn ngân sách thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải trên đường thủy nội địa quốc gia, sau khi hoàn thành thiết lập báo hiệu, chủ đầu tư thực hiện bàn giao tài sản là báo hiệu cho Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức quản lý, bảo trì theo quy định;
đ) Đối với báo hiệu tại công trình được đầu tư bằng nguồn ngân sách thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên đường thủy nội địa địa phương, sau khi hoàn thành thiết lập báo hiệu, chủ đầu tư thực hiện bàn giao tài sản là báo hiệu cho Sở Giao thông vận tải tổ chức quản lý, bảo trì theo quy định.

Như vậy, theo quy định trên thì kinh phí thiết lập và duy trì hệ thống báo hiệu trên luồng đường thủy nội địa chuyên dùng do tổ chức, cá nhân có luồng đường thủy nội địa chuyên dùng chi trả.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,130 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào