Lựa chọn vật liệu sản xuất ty giả cho trẻ em để làm mẫu thử cho việc xác định mức độ thôi nhiễm của sản phẩm như thế nào?

Cho tôi hỏi để lựa chọn mẫu thử nhằm xác định mức độ thôi nhiễm của sản phẩm ty giả cho trẻ em thì cần làm như thế nào? Quy trình chuẩn bị cho việc thử nghiệm được thực hiện ra sao? Câu hỏi của chị H.N từ Quy Nhơn.

Ty giả cho trẻ em được làm từ những vật liệu nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10068-3:2013?

Vật liệu dụng để sản xuất ty giả cho trẻ em được quy định tại tiểu mục 4.1 và tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10068-3:2013 (EN 1400-3:2002) về Đồ dùng trẻ em - Ty giả cho em bé và trẻ nhỏ - Phần 3: Yêu cầu hóa học và phương pháp thử như sau:

Yêu cầu hóa học
4.1. Quy định chung
Vật liệu sử dụng để sản xuất ty giả phải được chuẩn bị theo quy trình chuẩn bị mẫu trong 5.1 và được thử theo các phép thử được liệt kê trong Bảng 1.
CHÚ THÍCH 1 Thông tin bổ sung đối với sản phẩm hoàn thiện có thể sẵn có từ Chỉ thị 90/128/EEC [1] và Ủy ban Cộng đồng Châu âu [2].
CHÚ THÍCH 2 Khuyến nghị nhà sản xuất và nhà cung cấp thực hiện TCVN ISO 9001[3] trong quản lý chất lượng.
4.2. Tính chất hóa học
Các tác nhân lưu hóa (ví dụ MBT) và các chất chống oxi hóa được đề cập dưới đây không phải là danh sách cuối cùng. Các hóa chất khác mà không được đề cập trong tiêu chuẩn này có thể sử dụng trong ty giả khi có các dữ liệu độc tính của chất đầu hoặc sản phẩm phản ứng bất kỳ chứng minh chúng không gây nên các mối nguy hiểm không chấp nhận được và có quy trình phân tích phù hợp để xác định mức thôi nhiễm của chúng.
4.3. Yêu cầu cho vật liệu
Các vật liệu được sử dụng để sản xuất các bộ phận của ty giả phải được tiến hành các phép thử được đánh dấu X trong Bảng 1.
Bảng 1 - Các phép thử được tiến hành trên vật liệu
Các phép thử được tiến hành trên vật liệu sản xuất ty giả cho trẻ em
...

Theo tiêu chuẩn vừa nêu thì ty giả cho trẻ em được sản xuất từ những vật liệu như cao su lưu hóa, cao su Silicon, Elastome nhiệt dẻo (TPE), nhựa nhiệt dẻo.

Các vật liệu dùng để sản xuất ty giả cho trẻ em phải được thử theo các phép thử sau:

(1) Cao su lưu hóa:

- Phép thử thôi nhiễm của một số nguyên tố,

- Phép thử giải phóng N-Nitrosamin và các chất có khả năng chuyển hóa thành N-Nitrosamin,

- Phép thử giải phóng MBT,

- Phép thử giải phóng chất chống oxi hóa,

- Phép thử hàm lượng hợp chất bay hơi.

(2) Cao su Silicon

Phép thử thôi nhiễm của một số nguyên tố,

- Phép thử giải phóng N-Nitrosamin và các chất có khả năng chuyển hóa thành N-Nitrosamin,

- Phép thử hàm lượng hợp chất bay hơi.

(3) Elastome nhiệt dẻo (TPE):

- Phép thử thôi nhiễm của một số nguyên tố,

- Phép thử giải phóng N-Nitrosamin và các chất có khả năng chuyển hóa thành N-Nitrosamin,

(4) Nhựa nhiệt dẻo: Phép thử hàm lượng hợp chất bay hơi.

Quy trình chuẩn bị mẫu thử từ vật liệu sản xuất ty giả cho trẻ em để xác định mức độ thôi nhiễm của sản phẩm được thực hiện ra sao?

Quá trình chuẩn bị mẫu thử được quy định tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10068-3:2013 (EN 1400-3:2002) về Đồ dùng trẻ em - Ty giả cho em bé và trẻ nhỏ - Phần 3: Yêu cầu hóa học và phương pháp thử như sau:

Trước khi điều hòa, tất cả các mẫu phải được ngâm trong nước đun sôi [Loại 3 quy định tại tiểu mục 2.3 Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4851:1989 (ISO 3696-1987) về nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm] trong 10 min mà không tiếp xúc với thành bình chứa.

Việc ngâm vật liệu trong nước đun sôi nhằm để loại bỏ lớp phủ bề mặt được sinh ra trong quá trình sản xuất và bảo đảm vật liệu sử dụng ổn định trong nước sôi.

Tất cả các mẫu phải được điều hòa trước khi thử nghiệm. Thực hiện điều hòa trong ít nhất 40 h, trong môi trường chuẩn ở nhiệt độ (23 ± 2) °C và độ ẩm tương đối (50 ± 5) %.

Mẫu phải được giữ trong môi trường điều hòa này cho đến khi tiến hành thử. Việc thử nghiệm có thể được thực hiện trong phòng ở điều kiện bình thường.

Cần sử dụng mẫu mới, tốt nhất là từ cùng một lô cho mỗi phép thử và sử dụng găng tay phù hợp (không làm bằng cao su hoặc chất dẻo) để thao tác với mẫu và phần mẫu thử và chỉ bảo quản mẫu trong bình chứa (bằng thủy tinh) không thôi nhiễm, được đậy chặt, để trong bóng tối.

Lựa chọn vật liệu sản xuất ty giả cho trẻ em để làm mẫu thử cho việc xác định mức độ thôi nhiễm của sản phẩm như thế nào?

Lựa chọn vật liệu sản xuất ty giả cho trẻ em để làm mẫu thử cho việc xác định mức độ thôi nhiễm của sản phẩm như thế nào? (Hình từ Internet)

Lựa chọn vật liệu sản xuất ty giả cho trẻ em để làm mẫu thử cho việc xác định mức độ thôi nhiễm của sản phẩm như thế nào?

Việc lựa chọn mẫu thử được quy định tại tiết 5.2.4 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10068-3:2013 (EN 1400-3:2002) về Đồ dùng trẻ em - Ty giả cho em bé và trẻ nhỏ - Phần 3: Yêu cầu hóa học và phương pháp thử như sau:

Phương pháp thử
...
5.2. Xác định sự thôi nhiễm của một số nguyên tố
5.2.1. Nguyên tắc
Các nguyên tố tan được (antimon, arsen, bari, cadmi, crom, chì, thủy ngân và selen) được chiết từ các chi tiết riêng lẻ, tiếp xúc được của ty giả. Sử dụng điều kiện tiếp xúc mô phỏng với axit dạ dày. Nồng độ các nguyên tố tan được định lượng.
5.2.2. Thiết bị, dụng cụ
5.2.2.1. Nồi cách thủy, có thể duy trì nhiệt độ của hỗn hợp thử ở (37 ± 2) °C và có dụng cụ khuấy hỗn hợp thử.
5.2.2.2. Máy đo pH có độ chính xác ± 0,2 đơn vị pH.
5.2.2.3. Phễu lọc màng, có kích cỡ lỗ 0,45 pm.
5.2.2.4. Máy ly tâm, có thể ly tâm với tốc độ (5 000 ± 500) rev/min.
5.2.3. Thuốc thử (loại phân tích trừ khi có quy định khác)
5.2.3.1. Dung dịch axit clohyđric, (0,07 ± 0,005) mol/l.
5.2.3.2. Dung dịch axit clohyđric, (2,0 ± 0,2) mol/l.
5.2.3.3. Nước cất.
5.2.4. Lựa chọn mẫu thử
Phần mẫu thử phải được lấy từ mỗi chi tiết riêng lẻ, tiếp xúc được của ty giả. Phải tách riêng các chi tiết nối với nhau và thử như các chi tiết riêng lẻ, ví dụ, ty giả được làm hoàn toàn từ latex thường được làm theo hai đoạn. Nút được bao kín hoàn toàn thì không cần thử.
5.2.5. Chuẩn bị phần mẫu thử
Chuẩn bị ít nhất 100 mg, tốt nhất là 1 g phần mẫu thử đại diện cho từng chi tiết riêng lẻ của ty giả. Không gia nhiệt vật liệu trong khi tách riêng các chi tiết và trong quá trình cắt chi tiết thành các mảnh nhỏ.
Chỉ cắt núm ty một lần theo chiều dọc. Cắt tất cả các chi tiết khác thành các mảnh có chiều dài từ 4 mm đến 6 mm và chiều rộng không quá 6 mm, nếu có thể.
...

Theo đó, phần mẫu thử phải được lấy từ mỗi chi tiết riêng lẻ, tiếp xúc được của ty giả. Phải tách riêng các chi tiết nối với nhau và thử như các chi tiết riêng lẻ.

Ví dụ: ty giả cho trẻ em được làm hoàn toàn từ latex thường được làm theo hai đoạn. Nút được bao kín hoàn toàn thì không cần thử.

Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50003:2023 ISO 50003:2021 về nguyên tắc năng lượng của hệ thống quản lý năng lượng ra sao?
Pháp luật
TCVN ISO TS 17033:2023 về Công bố về khía cạnh đạo đức và thông tin hỗ trợ – Nguyên tắc và yêu cầu thế nào?
Pháp luật
Cầu phao công binh là gì? Quy định về việc qua cầu phao? Thứ tự ưu tiên qua cầu phao quy định ra sao?
Pháp luật
Công trình đê điều sẽ gồm những loại công trình nào? Tài liệu khảo sát địa hình công trình đê điều có tính kế thừa như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13474-1:2022 về quy trình khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi là giống gia cầm thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-26:2023 về chẩn đoán lâm sàng bệnh hoại tử cơ quan tạo máu do EHNV ở cá thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-27:2023 về đặc điểm dịch tễ bệnh do vi rút Tilapia lake ở cá rô phi ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-29:2023 về giám sát ống kính VFD trong hệ thống báo cháy như thế nào?
Pháp luật
Thời gian chiếu sáng liên tục tối thiểu của đèn mỏ là mấy giờ? Ắc qui dùng cho đèn mỏ là loại ắc qui nào?
Pháp luật
TCVN 7161-1:2022 quy định thiết kế hệ thống cung cấp khí chữa cháy thế nào? Đặc tính kỹ thuật của thiết kế hệ thống khí chữa cháy ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiêu chuẩn Việt Nam
510 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào