Lễ Vu lan báo hiếu tổ chức ở đâu? Bổn phận của con cái đối với cha mẹ trong ngày Lễ Vu lan báo hiếu?
Lễ Vu lan báo hiếu tổ chức ở đâu? Lễ Vu lan là ngày nào?
Lễ Vu Lan báo hiếu có nguồn gốc từ câu chuyện cảm động về Bồ tát Mục Kiền Liên, một trong những vị đệ tử xuất chúng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Với lòng hiếu thảo, Ngài đã cứu mẹ mình đang chịu khổ cực trong địa ngục.
Chính từ sự hiếu thảo này mà lễ Vu Lan ra đời, trở thành một nghi thức thiêng liêng, thể hiện lòng hiếu thảo của người con đối với đấng sinh thành.
Đồng thời, ngày Lễ Vu lan như một lời nhắc nhở về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ.
Như mọi năm, Lễ Vu lan 2024 là ngày Rằm tháng 7 âm lịch - rơi vào ngày Chủ nhật (18/8/2024 dương lịch).
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Theo đó, căn cứ theo Điều 13 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định như sau:
Tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ
1. Người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng diễn ra định kỳ chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định sau đây:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong một xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã);
...
Như vậy, Lễ Vu lan báo hiếu có thể được tổ chức ở các cơ sở tín ngưỡng, tức là ở đình, đền, miếu, chùa... và những cơ sở tương tự khác.
Lễ Vu Lan 2024 là thứ mấy? Lễ Vu lan báo hiếu tổ chức ở đâu? (hình từ internet)
Bổn phận của con cái đối với cha mẹ trong ngày Lễ Vu lan báo hiếu là gì?
Theo Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của con cái như sau:
Quyền và nghĩa vụ của con
1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
3. Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.
Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
4. Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
5. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.
Theo đó, không chỉ riêng ngày lễ Vu lan báo hiếu mà mỗi ngày con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Bên cạnh đó, khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
Con cái có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật. Trong trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Lễ Vu Lan báo hiếu có được xem là ngày lễ lớn ở Việt Nam không?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định các ngày lễ lớn như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, các ngày lễ lớn của Việt Nam bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo quy định trên, các ngày lễ lớn của Việt Nam không bao gồm ngày Lễ Vu Lan báo hiếu. Nên Lễ Vu Lan không phải là ngày lễ lớn ở Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.