Lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại tỉnh Lai Châu là bao nhiêu?
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất được cấp cho đối tượng nào?
- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại tỉnh Lai Châu là bao nhiêu?
- Lệ phí thu được từ việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sẽ do Ủy ban nhân dân giữ hay nộp vào ngân sách nhà nước?
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất được cấp cho đối tượng nào?
Căn cứ Điều 97 Luật đất đai 2013 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này.
Theo đó, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.
Lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại tỉnh Lai Châu là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại tỉnh Lai Châu là bao nhiêu?
Căn cứ Mục 4 Biểu chi tiết danh mục lệ phí ban hành kèm theo Nghị quyết 42/2021/NQ-HĐND (sửa đổi bởi điểm d Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 31/2022/NQ-HĐND) quy định về lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thành phố Lai Châu như sau:
Theo đó, lệ phí cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại thành phố Lai Châu là 100.000 đồng/giấy đối với trường hợp cấp mới, cấp lần đầu.
Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì lệ phí là 50.000 đồng/lần.
Đối với các khu vực khác trong tỉnh Lai Châu thì chi phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho lần cấp mới cấp lần đầu là 50.000 đồng/ giấy và cấp lại là 25.000 đồng/ giấy.
Lệ phí thu được từ việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sẽ do Ủy ban nhân dân giữ hay nộp vào ngân sách nhà nước?
Căn cứ Điều 1 Nghị Quyết 42/2021/NQ-HĐND quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng một số khoản phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh, như sau:
Quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng một số khoản phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh, như sau:
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng một số khoản phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh.
2. Đối tượng áp dụng
a) Đối tượng nộp phí, lệ phí gồm: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước theo quy định của Luật phí và lệ phí.
b) Tổ chức thu phí, lệ phí gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được thu phí, lệ phí theo quy định của Luật phí và lệ phí.
c) Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến kê khai, thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí.
3. Mức thu phí, lệ phí và đối tượng miễn, giảm phí, lệ phí (có biểu chi tiết kèm theo)
4. Tỷ lệ phần trăm trích để lại cho các tổ chức thu phí, lệ phí
a) Các cơ quan quản lý nhà nước được giao thu phí, các cơ quan, đơn vị được giao thu lệ phí thực hiện nộp 100% số phí, lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước.
b) Các đơn vị sự nghiệp công lập được giao thu phí được trích để lại để chi hoạt động cung cấp dịch vụ theo tỷ lệ sau:
Phí thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Để lại đơn vị 50%, nộp ngân sách nhà nước 50% số phí thu được.
Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai: Để lại đơn vị 10%, nộp ngân sách nhà nước 90% số phí thu được.
Phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; phí đăng ký giao dịch bảo đảm: Để lại đơn vị 90%, nộp ngân sách nhà nước 10% số phí thu được.
Như vậy, các khoản thu lệ phí từ việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sẽ không do ủy ban nhân dân giữ mà được nộp lại vào ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.