Kinh phí hoạt động trong lĩnh vực thương mại của Bộ Công thương tại cơ quan đại diện được bố trí thế nào?
- Kinh phí hoạt động trong lĩnh vực thương mại của Bộ Công thương tại cơ quan đại diện được bố trí thế nào?
- Việc lập dự toán kinh phí hoạt động trong lĩnh vực thương mại của Bộ Công thương tại cơ quan đại diện được thực hiện thế nào?
- Bộ Công thương có trách nhiệm gì tại cơ quan đại diện hoạt động trong lĩnh vực thương mại?
Kinh phí hoạt động trong lĩnh vực thương mại của Bộ Công thương tại cơ quan đại diện được bố trí thế nào?
Theo Điều 3 Nghị định 104/2018/NĐ-CP quy định về kinh phí hoạt động trong lĩnh vực thương mại tại cơ quan đại diện như sau:
Kinh phí hoạt động trong lĩnh vực thương mại tại cơ quan đại diện
Kinh phí hoạt động trong lĩnh vực thương mại của Bộ Công Thương tại cơ quan đại diện được bố trí trong dự toán của Bộ Công Thương.
Theo quy định trên, kinh phí hoạt động trong lĩnh vực thương mại của Bộ Công thương tại cơ quan đại diện được bố trí trong dự toán của Bộ Công Thương.
Lĩnh vực thương mại (Hình từ Internet)
Việc lập dự toán kinh phí hoạt động trong lĩnh vực thương mại của Bộ Công thương tại cơ quan đại diện được thực hiện thế nào?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 104/2018/NĐ-CP về lập dự toán, phân bổ, giao dự toán và quyết toán kinh phí hoạt động trong lĩnh vực thương mại tại cơ quan đại diện như sau:
Lập dự toán, phân bổ, giao dự toán và quyết toán kinh phí hoạt động trong lĩnh vực thương mại tại cơ quan đại diện
1. Lập dự toán
Hàng năm, vào thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước, Bộ Công Thương căn cứ chế độ chi tiêu hiện hành và hướng dẫn lập dự toán ngân sách của Bộ Tài chính, kế hoạch, nhiệm vụ cần triển khai trong lĩnh vực thương mại tại các cơ quan đại diện năm kế hoạch để lập dự toán kinh phí hoạt động trong lĩnh vực thương mại, tổng hợp vào dự toán ngân sách của Bộ Công Thương, gửi Bộ Tài chính tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định và giao trong dự toán ngân sách nhà nước của Bộ Công Thương.
2. Phân bổ và giao dự toán
Căn cứ quyết định giao dự toán ngân sách, Bộ Công Thương thực hiện phân bổ kinh phí hoạt động trong lĩnh vực thương mại tại các cơ quan đại diện theo từng địa bàn cụ thể, báo cáo Bộ Tài chính kiểm tra theo quy định.
3. Quản lý, sử dụng và quyết toán
Bộ Công Thương, bộ phận cán bộ biệt phái của Bộ Công Thương tại cơ quan đại diện chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và tổng hợp quyết toán kinh phí được giao theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.
Theo đó, hàng năm, Bộ Công Thương căn cứ chế độ chi tiêu hiện hành và hướng dẫn lập dự toán ngân sách của Bộ Tài chính, kế hoạch, nhiệm vụ cần triển khai trong lĩnh vực thương mại tại các cơ quan đại diện năm kế hoạch để lập dự toán kinh phí hoạt động trong lĩnh vực thương mại, tổng hợp vào dự toán ngân sách của Bộ Công Thương.
Đồng thời gửi Bộ Tài chính tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định và giao trong dự toán ngân sách nhà nước của Bộ Công Thương.
Bộ Công thương có trách nhiệm gì tại cơ quan đại diện hoạt động trong lĩnh vực thương mại?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 104/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Bộ Công Thương và bộ phận cán bộ biệt phái của Bộ Công Thương tại cơ quan đại diện như sau:
Trách nhiệm của Bộ Công Thương và bộ phận cán bộ biệt phái của Bộ Công Thương tại cơ quan đại diện
1. Bộ Công Thương có trách nhiệm:
a) Tổ chức việc lập, phân bổ, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hoạt động trong lĩnh vực thương mại theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.
b) Hướng dẫn, chỉ đạo bộ phận cán bộ biệt phái của Bộ Công Thương tại cơ quan đại diện tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí đúng quy định, tập hợp đầy đủ chứng từ chi tiêu, hạch toán kế toán, gửi báo cáo về Bộ Công Thương để quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước theo quy định.
c) Kiểm soát chi, xét duyệt quyết toán chứng từ của bộ phận cán bộ biệt phái của Bộ Công Thương tại cơ quan đại diện theo quy định.
2. Bộ phận cán bộ biệt phái của Bộ Công Thương tại cơ quan đại diện có trách nhiệm:
a) Mở tài khoản của bộ phận cán bộ biệt phái của Bộ Công Thương tại ngân hàng thương mại có uy tín tại nước sở tại để hạch toán các khoản thu (nếu có), tiếp nhận nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp để chi tiêu.
b) Quản lý kinh phí, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của chủ tài khoản và các nhiệm vụ khác liên quan đến việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí theo chế độ quy định.
Như vậy, tại cơ quan đại diện hoạt động trong lĩnh vực thương mại thì Bộ Công thương có những trách nhiệm được quy định tại khoản 1 Điều 5 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.