Khử nhiễm, xử lý chất thải tại phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3 được pháp luật quy định như thế nào?
Vào, ra phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3 phải đáp ứng đầy đủ quy định nào?
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 37/2017/TT-BYT quy định như sau:
Quy định về thực hành bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III
1. Quy định vào, ra phòng xét nghiệm:
Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III phải đáp ứng đầy đủ quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này và phải theo dõi, ghi chép việc vào, ra phòng xét nghiệm, bao gồm các thông tin sau: tên người và thời gian vào, ra phòng xét nghiệm.
...
Theo đó, phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3 phải đáp ứng đầy đủ quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này và phải theo dõi, ghi chép việc vào, ra phòng xét nghiệm, bao gồm các thông tin sau: tên người và thời gian vào, ra phòng xét nghiệm.
Cụ thể khoản 1 Điều 4 Thông tư 37/2017/TT-BYT quy định như sau:
Quy định về thực hành bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp II
1. Quy định vào, ra phòng xét nghiệm:
Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp II phải đáp ứng đầy đủ quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này và có các biện pháp bảo đảm an ninh.
...
Phòng xét nghiệm (Hình từ Internet)
Khử nhiễm, xử lý chất thải tại phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3 được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 5 Thông tư 37/2017/TT-BYT quy định như sau:
Quy định về thực hành bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III
...
5. Quy định về khử nhiễm, xử lý chất thải, phòng ngừa, xử lý và khắc phục sự cố an toàn sinh học:
Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III phải đáp ứng đầy đủ quy định tại Khoản 5 Điều 4 Thông tư này và các quy định sau:
a) Chất lây nhiễm phải được tiệt trùng trong phòng xét nghiệm;
b) Toàn bộ phòng xét nghiệm phải được tiệt trùng ít nhất một lần một năm hoặc khi cần thiết;
c) Có và thực hiện quy trình xử lý sự cố và tình huống khẩn cấp trong phòng xét nghiệm;
d) Phải tiến hành diễn tập xử lý các sự cố ít nhất một lần một năm.
Như vậy, quy định về khử nhiễm, xử lý chất thải, phòng ngừa, xử lý và khắc phục sự cố an toàn sinh học:
Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III phải đáp ứng đầy đủ quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư này và các quy định sau:
- Chất lây nhiễm phải được tiệt trùng trong phòng xét nghiệm;
- Toàn bộ phòng xét nghiệm phải được tiệt trùng ít nhất một lần một năm hoặc khi cần thiết;
- Có và thực hiện quy trình xử lý sự cố và tình huống khẩn cấp trong phòng xét nghiệm;
- Phải tiến hành diễn tập xử lý các sự cố ít nhất một lần một năm.
Thực hiện các thao tác trong phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3 theo quy định nào?
Theo khoản 4 Điều 5 Thông tư 37/2017/TT-BYT quy định như sau:
Quy định về thực hành bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III
...
4. Quy định về thực hiện các thao tác trong phòng xét nghiệm:
Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III phải đáp ứng đầy đủ quy định tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư này và các thao tác kỹ thuật xét nghiệm phải được thực hiện trong tủ an toàn sinh học trừ trường hợp thực hiện xét nghiệm bằng các loại thiết bị xét nghiệm chuyên dụng hoặc sử dụng thêm các biện pháp bảo vệ khác theo quy định tại Thông tư số 41/2016/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm theo nhóm nguy cơ và cấp độ an toàn sinh học phù hợp kỹ thuật xét nghiệm.
...
Do đó, phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III phải đáp ứng đầy đủ quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này và các thao tác kỹ thuật xét nghiệm phải được thực hiện trong tủ an toàn sinh học trừ trường hợp thực hiện xét nghiệm bằng các loại thiết bị xét nghiệm chuyên dụng.
Hoặc sử dụng thêm các biện pháp bảo vệ khác theo quy định tại Thông tư 41/2016/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm theo nhóm nguy cơ và cấp độ an toàn sinh học phù hợp kỹ thuật xét nghiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.