Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao là gì? Doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh trong Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng hỗ trợ gì?

Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao là gì? Doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh trong Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng hỗ trợ gì? Đối tượng nào được hỗ trợ đầu tư cơ sở sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp?

Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao là gì?

Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 58/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đầu tư là việc sử dụng ngân sách nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác cho các chương trình, dự án và hoạt động đầu tư khác để thực hiện bảo vệ và phát triển rừng, chế biến lâm sản theo quy định của pháp luật.
2. Hỗ trợ đầu tư là việc sử dụng ngân sách nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác hỗ trợ một phần vốn đầu tư để thực hiện bảo vệ và phát triển rừng, chế biến lâm sản theo quy định của pháp luật.
3. Hỗ trợ sau đầu tư là việc sử dụng ngân sách nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác hỗ trợ cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đã thực hiện hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, chế biến lâm sản được cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu kết quả thực hiện.
4. Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao là khu công nghệ cao thuộc lĩnh vực nông nghiệp theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; là khu nghiên cứu, ứng dụng phát triển và sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, công nghệ mới trong lĩnh vực lâm nghiệp, gồm: giống cây lâm nghiệp, cơ giới hóa trong trồng rừng, chăm sóc và khai thác rừng, chế biến lâm sản và sản xuất các sản phẩm phụ trợ ngành chế biến gỗ và lâm sản.
...

Như vậy, khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hiểu là khu công nghệ cao thuộc lĩnh vực nông nghiệp theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; là khu nghiên cứu, ứng dụng phát triển và sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, công nghệ mới trong lĩnh vực lâm nghiệp, gồm:

- Giống cây lâm nghiệp;

- Cơ giới hóa trong trồng rừng;

- Chăm sóc và khai thác rừng;

- Chế biến lâm sản và sản xuất các sản phẩm phụ trợ ngành chế biến gỗ và lâm sản.

Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao là gì? Dịch vụ trong Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao được được hưởng hỗ trợ gì?

Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao là gì? Dịch vụ trong Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng hỗ trợ gì? (hình từ internet)

Doanh nghiệp đầu tư, sản xuất kinh doanh trong Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng hỗ trợ gì?

Theo Điều 24 Nghị định 58/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Hỗ trợ đầu tư Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh và dịch vụ trong Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng hỗ trợ về công nghệ, thông tin, tư vấn, phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị và trình tự, thủ tục hưởng hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Như vậy, những doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh và dịch vụ trong Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng hỗ trợ về công nghệ, thông tin, tư vấn, phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị.

Đối tượng nào được hỗ trợ đầu tư cơ sở sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp?

Theo Điều 22 Nghị định 58/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Hỗ trợ đầu tư cơ sở sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp
1. Đối tượng nhận hỗ trợ: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp.
2. Nội dung hỗ trợ:
a) Xây dựng rừng giống, vườn giống, vườn cây lâm nghiệp đầu dòng;
b) Xây dựng trung tâm sản xuất giống cây rừng chất lượng cao;
c) Xây dựng vườn ươm giống.
3. Mức hỗ trợ:
a) Hỗ trợ 50% tổng mức đầu tư đối với một dự án hoặc công trình được quy định tại khoản 2 Điều này nhưng tối đa theo mức quy định tại các điểm b, c và d khoản này;
b) Tối đa 55.000.000 đồng/ha đối với xây dựng rừng giống trồng mới có diện tích từ 2,0 ha trở lên, vườn giống trồng mới có diện tích từ 1,0 ha trở lên; tối đa 25.000.000 đồng/ha đối với xây dựng rừng giống chuyển hóa có diện tích từ 1,0 ha trở lên, vườn cây lâm nghiệp đầu dòng có diện tích từ 500 m2 trở lên;
c) Tối đa 5.000.000.000 đồng đối với một dự án hoặc công trình xây dựng trung tâm sản xuất giống cây rừng chất lượng cao có quy mô sản xuất tối thiểu 1 triệu cây/năm;
d) Tối đa 300.000.000 đồng đối với một dự án hoặc công trình xây dựng mới vườn ươm giống cây lâm nghiệp bằng phương pháp nuôi cấy mô với diện tích đất xây dựng vườn ươm tối thiểu 0,5 ha.
4. Điều kiện hỗ trợ: có dự án đầu tư riêng hoặc được lập chung trong các dự án bảo vệ và phát triển rừng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
5. Trình tự, thủ tục lập, thẩm định, quyết định thiết kế, dự toán dự án hỗ trợ sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định tại khoản 5 Điều 27 Nghị định này.

Như vậy, đối tượng nhận hỗ trợ đầu tư cơ sở sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp bao gồm: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
269 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào