Khu di tích lịch sử Đền Hùng có phải ban hành nội quy quản lý hoạt động của người quay phim, chụp ảnh trong di tích lịch sử Đền Hùng không?
- Khu di tích lịch sử Đền Hùng có phải ban hành nội quy quản lý hoạt động của người quay phim, chụp ảnh trong di tích lịch sử Đền Hùng không?
- Khu di tích lịch sử Đền Hùng có được quyền tự quyết định giá dịch vụ chụp ảnh hay không?
- Di tích lịch sử Đền Hùng có phải là di tích lịch sử đặc biệt của Quốc gia không?
Khu di tích lịch sử Đền Hùng có phải ban hành nội quy quản lý hoạt động của người quay phim, chụp ảnh trong di tích lịch sử Đền Hùng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Quy định một số điểm về quản lý hoạt động tại di tích lịch sử Đền Hùng được ban hành kèm theo Quyết định 547/2007/QĐ-UBND năm 2007:
Khu di tích lịch sử Đền Hùng có trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động dịch vụ, thương mại, du lịch đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ, tham quan, tìm hiểu lịch sử thời đại Hùng Vương và hệ sinh thái rừng quốc gia Đền Hùng của nhân dân.
Các tập thể, cá nhân có nhu cầu tổ chức các hoạt động dịch vụ trong phạm vi di tích lịch sử Đền Hùng phải tuân theo quy hoạch, chấp hành nội quy của Khu di tích lịch sử Đền Hùng và quy định của các ngành chức năng.
Khu di tích lịch sử Đền Hùng ban hành nội quy quản lý hoạt động của người quay phim, chụp ảnh trong di tích lịch sử Đền Hùng. Hàng năm, tổ chức xét, chọn, hướng dẫn hoạt động của người quay phim, chụp ảnh và thu phí theo quy định hiện hành.
Như vậy, Khu di tích lịch sử Đền Hùng phải có trách nhiệm ban hành nội quy quản lý hoạt động của người quay phim, chụp ảnh trong di tích lịch sử Đền Hùng.
Hàng năm, Khu di tích lịch sử Đền Hùng tổ chức xét, chọn, hướng dẫn hoạt động của người quay phim, chụp ảnh và thu phí theo quy định hiện hành.
Khu di tích lịch sử Đền Hùng có phải ban hành nội quy quản lý hoạt động của người quay phim, chụp ảnh trong di tích lịch sử Đền Hùng không? (Hình từ Internet)
Khu di tích lịch sử Đền Hùng có được quyền tự quyết định giá dịch vụ chụp ảnh hay không?
Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 2 Quyết định 26/2021/QĐ-UBND năm 2021 về cơ chế quản lý tài chính tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng do tỉnh Phú Thọ ban hành:
Cơ chế quản lý tài chính
1. Các nhiệm vụ được NSNN đảm bảo NSNN đảm bảo nguồn kinh phí cho Khu di tích lịch sử Đền Hùng và các đơn vị trực thuộc để thực hiện các nhiệm vụ hoạt động thường xuyên bao gồm:
- Kinh phí theo định mức biên chế được giao theo quy định.
- Nguồn NSNN cấp cho các nhiệm vụ không thường xuyên theo quy định hiện hành khác (nếu có).
2. Phạm vi và tỷ lệ nguồn thu được sử dụng đảm bảo hoạt động sự nghiệp của đơn vị
b) Thu hoạt động dịch vụ sự nghiệp và thu khác: bao gồm các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công không thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước:
- Các khoản thu dịch vụ thực hiện theo đơn giá do UBND tỉnh quy định sau khi nộp thuế được để lại đơn vị 100% để đảm bảo hoạt động dịch vụ sự nghiệp:
+ Dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng; Dịch vụ trông giữ xe: giao Khu di tích lịch sử Đền Hùng tổ chức, quản lý và thực hiện;
+ Dịch vụ thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt giao Trung tâm dịch vụ môi trường và HT kỹ thuật khu Di tích lịch sử Đền Hùng tổ chức, quản lý và thực hiện;
+ Dịch vụ vận chuyển hành khách bằng ô tô điện giao Trung tâm Dịch vụ Du lịch tổ chức, quản lý và thực hiện.
- Các khoản thu còn lại và thu khác: dịch vụ chụp ảnh, dịch vụ cho thuê vận hành tăng âm loa máy, dịch vụ hướng dẫn thuyết minh, quảng cáo, dịch vụ vệ sinh… do đơn vị tự quyết định đơn giá, sau khi nộp thuế được để lại 100%, trong đó: sử dụng 50% số thu để đảm bảo hoạt động dịch vụ sự nghiệp; 50% để đảm bảo các nhiệm vụ hoạt động thường xuyên của đơn vị theo chức năng nhiệm vụ.
Như vậy, Khu di tích lịch sử Đền Hùng được quyền tự quyết định giá dịch vụ chụp ảnh, sau khi nộp thuế được để lại 100%, trong đó: sử dụng 50% số thu để đảm bảo hoạt động dịch vụ sự nghiệp; 50% để đảm bảo các nhiệm vụ hoạt động thường xuyên của đơn vị theo chức năng nhiệm vụ.
Di tích lịch sử Đền Hùng có phải là di tích lịch sử đặc biệt của Quốc gia không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Quy định một số điểm về quản lý hoạt động tại di tích lịch sử Đền Hùng được ban hành kèm theo Quyết định 547/2007/QĐ-UBND năm 2007 thì
Theo đó, Di tích lịch sử Đền Hùng là nơi thờ tự các vua Hùng có công dựng nước; là di tích lịch sử đặc biệt của Quốc gia.
Lưu ý: Các cấp, các ngành, mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ di tích theo quy định của Nhà nước.
Trong đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Di sản văn hóa 2001 được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009 thì:
Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia, bao gồm:
(i) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện đánh dấu bước chuyển biến đặc biệt quan trọng của lịch sử dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu có ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình lịch sử của dân tộc;
(ii) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị đặc biệt đánh dấu các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam;
(iii) Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển văn hóa khảo cổ quan trọng của Việt Nam và thế giới;
(iv) Cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị đặc biệt của quốc gia hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.