Không kiểm tra ngăn chặn các tình huống gia tăng rủi ro thiên tai bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
- Cá nhân không kiểm tra và ngăn chặn kịp thời các tình huống làm gia tăng rủi ro thiên tai bị xử phạt bao nhiêu?
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt cá nhân không kiểm tra và ngăn chặn kịp thời các tình huống làm gia tăng rủi ro thiên tai không?
- Thời hiệu xử phạt cá nhân không kiểm tra và ngăn chặn kịp thời các tình huống làm gia tăng rủi ro thiên tai bao lâu?
Cá nhân không kiểm tra và ngăn chặn kịp thời các tình huống làm gia tăng rủi ro thiên tai bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 15 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong việc quản lý, vận hành, sử dụng, xây mới hoặc cải tạo, chỉnh trang công trình
1. Phạt tiền từ 15.000.0000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi không thực hiện nội dung về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong việc quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoáng sản và khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác; khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực và công trình hạ tầng kỹ thuật khác như sau:
a) Không xây dựng, kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, cung cấp đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị, thông tin liên lạc, bảo hộ đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đối với lực lượng tham gia công tác phòng, chống thiên tai;
b) Không xây dựng và ban hành nội quy, quy chế hoạt động trong quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoáng sản, khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, khu đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp, khu di tích lịch sử; điểm du lịch và công trình phải đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống thiên tai;
c) Không cảnh báo nguy cơ xảy ra sự cố do thiên tai đối với công trình, hạng mục công trình hạ tầng và tại khu vực lân cận có khả năng làm gia tăng rủi ro thiên tai;
d) Không thực hiện chế độ bảo trì, bảo dưỡng công trình, hạng mục công trình hạ tầng; kiểm soát các hoạt động sửa chữa, nâng cấp công trình và xây dựng, củng cố, mở rộng hạng mục công trình hạ tầng làm gia tăng rủi ro thiên tai và phát sinh thiên tai mới;
đ) Không kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời các tình huống, hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai; sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố đối với công trình, hạng mục công trình hạ tầng; khu vực lân cận có khả năng ảnh hưởng đến các khu khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn và công trình;
...
Như vậy, cá nhân không kiểm tra và ngăn chặn kịp thời các tình huống làm gia tăng rủi ro thiên tai sẽ bị xử phạt từ 15.000.0000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Cá nhân không kiểm tra và ngăn chặn kịp thời các tình huống gia tăng rủi ro thiên tai bị xử phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt cá nhân không kiểm tra và ngăn chặn kịp thời các tình huống làm gia tăng rủi ro thiên tai không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 47 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II, Chương III, Chương IV theo thẩm quyền quy định tại Điều 38 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra và Thủ trưởng cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều
Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thanh tra và Thủ trưởng cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều xử phạt hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II, Chương III, Chương IV theo thẩm quyền quy định tại Điều 39 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...
Căn cứ theo khoản 3 Điều 38 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 250.000.000 đồng đối với lĩnh vực thủy lợi; 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực đê điều;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Theo phân định thẩm quyền thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt đến 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền xử phạt cá nhân không kiểm tra và ngăn chặn kịp thời các tình huống làm gia tăng rủi ro thiên tai.
Thời hiệu xử phạt cá nhân không kiểm tra và ngăn chặn kịp thời các tình huống làm gia tăng rủi ro thiên tai bao lâu?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
a) Đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai và thủy lợi là 01 năm;
b) Đối với lĩnh vực đê điều là 02 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại khoản 4 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân không kiểm tra và ngăn chặn kịp thời các tình huống làm gia tăng rủi ro thiên tai là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.