Khoáng sản độc hại được phân chia thành bao nhiêu nhóm? Căn cứ vào đâu để lập đề án đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại?
- Khoáng sản độc hại được phân chia thành bao nhiêu nhóm?
- Căn cứ vào đâu để lập đề án đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại?
- Lập đề án đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại thì cần sử dụng những tài liệu gì?
- Đề án đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại gồm có những nội dung gì?
Khoáng sản độc hại được phân chia thành bao nhiêu nhóm?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 06/2015/TT-BTNMT, có quy định về phân nhóm khoáng sản độc hại như sau:
Phân nhóm khoáng sản độc hại
1. Khoáng sản độc hại nhóm I, bao gồm: khoáng sản phóng xạ và khoáng sản chứa các nguyên tố phóng xạ (urani, thori, khoáng sản khác có chứa các nguyên tố phóng xạ).
2. Khoáng sản độc hại nhóm II, bao gồm: thủy ngân, arsen, asbest và khoáng sản khác có thành phần đi kèm là thủy ngân, arsen, asbest.
Như vậy, theo quy định trên thì khoáng sản độc hại được phân chia thành 2 nhóm: Khoáng sản độc hại nhóm I và khoáng sản độc hại nhóm II
- Khoáng sản độc hại nhóm I, bao gồm: khoáng sản phóng xạ và khoáng sản chứa các nguyên tố phóng xạ (urani, thori, khoáng sản khác có chứa các nguyên tố phóng xạ);
- Khoáng sản độc hại nhóm II, bao gồm: thủy ngân, arsen, asbest và khoáng sản khác có thành phần đi kèm là thủy ngân, arsen, asbest.
Khoáng sản độc hại được phân chia thành bao nhiêu nhóm? (Hình từ Internet)
Căn cứ vào đâu để lập đề án đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 06/2015/TT-BTNMT, có quy định về căn cứ, yêu cầu lập đề án như sau:
Căn cứ, yêu cầu lập đề án
1. Cơ sở pháp lý, tính cấp thiết.
2. Sản phẩm của đề án phải phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra.
3. Dự toán kinh phí được lập theo định mức kinh tế - kỹ thuật.
4. Nhu cầu thông tin phục vụ quản lý nhà nước và phát triển kinh tế, xã hội gắn với công tác bảo vệ môi trường ở khu vực có khoáng sản độc hại.
5. Quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, theo quy định trên thì lập đề án đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại thì cần căn cứ như sau:
- Cơ sở pháp lý, tính cấp thiết.
- Sản phẩm của đề án phải phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra.
- Dự toán kinh phí được lập theo định mức kinh tế - kỹ thuật.
- Nhu cầu thông tin phục vụ quản lý nhà nước và phát triển kinh tế, xã hội gắn với công tác bảo vệ môi trường ở khu vực có khoáng sản độc hại.
- Quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Lập đề án đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại thì cần sử dụng những tài liệu gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 06/2015/TT-BTNMT, có quy định về tài liệu, thông tin lập đề án như sau:
Tài liệu, thông tin lập đề án
1. Tài liệu, thông tin được sử dụng để lập đề án điều tra, đánh giá địa chất môi trường bao gồm:
a) Tài liệu địa chất, khoáng sản (địa chất, khoáng sản, địa mạo, kiến tạo, địa hóa);
b) Tài liệu địa vật lý (số liệu đo địa vật lý liên quan);
c) Tài liệu khí tượng, địa chất thủy văn, địa chất công trình (mạng lưới sông suối, các điểm xuất lộ nước ngầm, mực nước ngầm, tính chất cơ lý của đất, đá trong khu vực, thành phần khoáng sản độc hại trong nước);
d) Tài liệu trắc địa (bản đồ địa hình và các điểm khống chế gần nhất);
đ) Tài liệu kinh tế - xã hội (các công trình văn hóa, dân sinh, các quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội);
e) Các tài liệu khác (các báo cáo địa chất môi trường trong và lân cận khu vực lập đề án).
2. Tài liệu thu thập phải bảo đảm các thông tin liên quan về sự có mặt của khoáng sản độc hại trong khu vực điều tra, đánh giá; các yếu tố tự nhiên, xã hội chịu ảnh hưởng bởi khoáng sản độc hại và quy mô phân bố.
Như vậy, theo quy định trên thì tài liệu được sử dụng để lập đề án đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại gồm:
- Tài liệu địa chất, khoáng sản (địa chất, khoáng sản, địa mạo, kiến tạo, địa hóa);
- Tài liệu địa vật lý (số liệu đo địa vật lý liên quan);
- Tài liệu khí tượng, địa chất thủy văn, địa chất công trình (mạng lưới sông suối, các điểm xuất lộ nước ngầm, mực nước ngầm, tính chất cơ lý của đất, đá trong khu vực, thành phần khoáng sản độc hại trong nước);
- Tài liệu trắc địa (bản đồ địa hình và các điểm khống chế gần nhất);
- Tài liệu kinh tế - xã hội (các công trình văn hóa, dân sinh, các quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội);
- Các tài liệu khác (các báo cáo địa chất môi trường trong và lân cận khu vực lập đề án).
Đề án đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại gồm có những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 06/2015/TT-BTNMT, có quy định về nội dung đề án như sau:
Nội dung đề án
1. Nội dung đề án bao gồm:
a) Hiện trạng thông tin, dữ liệu liên quan và nêu rõ các vấn đề thực tiễn cần được giải quyết;
b) Xác định dạng tồn tại trong tự nhiên của khoáng sản độc hại; loại hình mỏ, điểm khoáng, tích tụ tự nhiên và quy mô của chúng; phương thức lan truyền, phát tán theo từng thành phần môi trường; khả năng gây độc, gây hại đối với con người, sinh vật; tác động tự nhiên và nhân tạo làm gia tăng khả năng lan truyền, phát tán của khoáng sản độc hại;
c) Xác định phạm vi điều tra, đánh giá; phương pháp, khối lượng và chất lượng các hạng mục công việc thực hiện;
d) Kế hoạch, kinh phí, tổ chức thực hiện; đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp;
đ) Kết quả xử lý các tài liệu điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, tài liệu về môi trường, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội;
e) Dự kiến sản phẩm, kết quả, hiệu quả sử dụng, hiệu quả kinh tế - xã hội.
…
Như vậy, theo quy định trên thì đề án đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại gồm có những nội dung sau:
- Hiện trạng thông tin, dữ liệu liên quan và nêu rõ các vấn đề thực tiễn cần được giải quyết;
- Xác định dạng tồn tại trong tự nhiên của khoáng sản độc hại; loại hình mỏ, điểm khoáng, tích tụ tự nhiên và quy mô của chúng; phương thức lan truyền, phát tán theo từng thành phần môi trường; khả năng gây độc, gây hại đối với con người, sinh vật; tác động tự nhiên và nhân tạo làm gia tăng khả năng lan truyền, phát tán của khoáng sản độc hại;
- Xác định phạm vi điều tra, đánh giá; phương pháp, khối lượng và chất lượng các hạng mục công việc thực hiện;
- Kế hoạch, kinh phí, tổ chức thực hiện; đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp;
- Kết quả xử lý các tài liệu điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, tài liệu về môi trường, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội;
- Dự kiến sản phẩm, kết quả, hiệu quả sử dụng, hiệu quả kinh tế - xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.