Khiếm thị là gì? Người khiếm thị nhưng không bị mù hoàn toàn có phải là người khuyết tật không?

Khiếm thị là gì? Người khiếm thị nhưng không bị mù hoàn toàn có phải là người khuyết tật không? Việc thu thập, biên soạn và xuất bản tài liệu in chữ nổi Braille dành cho người khiếm thị sẽ được nhà nước hỗ trợ như thế nào? Đây là câu hỏi của chị T.A đến từ Long An.

Khiếm thị là gì? Người khiếm thị nhưng không bị mù hoàn toàn có phải là người khuyết tật không?

Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn (theo khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010).

Và theo khoản 1 Điều 3 Luật Người khuyết tật 2010 có quy định như sau:

Dạng tật và mức độ khuyết tật
1. Dạng tật bao gồm:
a) Khuyết tật vận động;
b) Khuyết tật nghe, nói;
c) Khuyết tật nhìn;
d) Khuyết tật thần kinh, tâm thần;
đ) Khuyết tật trí tuệ;
e) Khuyết tật khác.
...

Khuyết tật nhìn được giải thích tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 28/2012/NĐ-CP là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.

Khiếm thị còn được gọi là hiện tượng mất khả năng cảm nhận thị giác một phần hoặc toàn phần. Sau khi được điều trị hoặc điều chỉnh khúc xạ, người khiếm thị thường có thị lực bên mắt tốt dưới 3/10 nhưng trên mức không nhận thức được sáng tối, vì thế họ vẫn còn khả năng tận dụng thị lực này để sinh hoạt hàng ngày.

Khiếm thị ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bình thường của trẻ em, đối với người trưởng thành, khiếm thị ảnh hưởng đến tất cả mọi mặt của đời sống.

Theo những quy định trên thì người khiếm thị nhưng không bị mù hoàn toàn được cũng xem là người khuyết tật nhìn.

khiếm thị

Khiếm thị là gì? (Hình từ Internet)

Người khiếm thị khi đi học thì sẽ được học bằng bảng chữ nào?

Theo khoản 3 Điều 27 Luật Người khuyết tật 2010 thì:

Giáo dục đối với người khuyết tật
1. Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của người khuyết tật.
2. Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập.
3. Người khuyết tật được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản 2 Điều này.

Như vậy, người khiếm thị khi đi học thì sẽ được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia.

Hệ thống chữ nổi Braille tiếng Việt dành cho người khiếm thị dùng để đọc và viết được quy định tại Chuẩn quốc gia về chữ nổi Braille ban hành kèm theo Thông tư 15/2019/TT-BGDĐT. Trong đó, đáng chú ý là các quy tắc trình bày văn bản, cụ thể:

- Khi viết các câu, đoạn sử dụng kí hiệu đầu dòng có tính chất liệt kê các ý, đặt dấu báo gạch đầu dòng hoặc kí hiệu trước, tiếp đó bỏ cách 01 ô Braille và viết chữ đầu tiên;

- Khi viết dưới dạng in đậm, nghiêng, gạch chân, đặt dấu báo bắt đầu liền trước chữ đầu tiên và dấu báo kết thúc liền sau chữ cuối cùng;

- Khi muốn viết tiêu đề hoặc đoạn, bỏ cách 02 ô Braille, sau đó viết kí tự đầu tiên.

+ Trường hợp tiêu đề dài hơn một dòng thì ở dòng tiếp theo viết tiếp luôn từ ô đầu tiên.

+ Trường hợp tiêu đề có nhiều nội dung thì các nội dung được viết liền, chỉ cách 01 ô Braille mà không xuống dòng;

- Trường hợp đang viết một chữ nhưng không đủ dòng thì cần xuống dòng viết lại chữ đó.

Việc thu thập, biên soạn và xuất bản tài liệu in chữ nổi Braille dành cho người khiếm thị sẽ được nhà nước hỗ trợ như thế nào?

Việc thu thập, biên soạn và xuất bản tài liệu in chữ nổi Braille dành cho người khiếm thị sẽ được nhà nước hỗ trợ theo khoản 3 Điều 43 Luật Người khuyết tật 2010 thì:

Công nghệ thông tin và truyền thông
1. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin dành cho người khuyết tật.
2. Cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của người khuyết tật.
Đài truyền hình Việt Nam có trách nhiệm thực hiện chương trình phát sóng có phụ đề tiếng Việt và ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khuyết tật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Nhà nước có chính sách miễn, giảm thuế, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi và hỗ trợ khác cho hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất và cung cấp dịch vụ, phương tiện hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông; hỗ trợ việc thu thập, biên soạn và xuất bản tài liệu in chữ nổi Braille dành cho người khuyết tật nhìn, tài liệu đọc dành cho người khuyết tật nghe, nói và người khuyết tật trí tuệ.

Như vậy, việc thu thập, biên soạn và xuất bản tài liệu in chữ nổi Braille dành cho người khiếm thị sẽ được nhà nước có chính sách miễn, giảm thuế, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi và hỗ trợ khác.

Người khuyết tật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Người khuyết tật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người khuyết tật một bàn tay có được lái xe ô tô không? Người khuyết tật một bàn tay cần chuẩn bị những giấy tờ gì khi đăng ký học lái ô tô?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục cản trở người khuyết tật học tập bị phạt thế nào? Có bao nhiêu phương thức giáo dục người khuyết tật?
Pháp luật
Cha mẹ của người khuyết tật có được lựa chọn phương thức giáo dục cho người khuyết tật hay không?
Pháp luật
Người khuyết tật đặc biệt nặng khi trực tiếp sử dụng dịch vụ xem phim tại rạp chiếu phim thì được miễn phí vé xem phim?
Pháp luật
Sinh viên là người khuyết tật thì có được miễn học phí không? Trường đại học không miễn học phí cho sinh viên là người khuyết tật thì có bị phạt không?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục không cho phép người khuyết tật được miễn, giảm học môn thể dục theo quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Cơ quan nào có trách nhiệm quy định chuẩn quốc gia về ngôn ngữ ký hiệu và chữ nổi Braille cho người khuyết tật?
Pháp luật
Mục đích Nhà nước tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia hoạt động thể dục thể thao là gì?
Pháp luật
Tăng trợ cấp người khuyết tật từ 1 7 2024? Trợ cấp người khuyết tật từ 1 7 2024 tăng lên bao nhiêu?
Pháp luật
Doanh nghiệp không được từ chối tuyển dụng người khuyết tật trong mọi trường hợp có đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người khuyết tật
5,134 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người khuyết tật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người khuyết tật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào