Khi tổ chức bữa ăn học đường tại trường tiểu học có bắt buộc phải ghi chép và lưu lại các thông tin về xuất xứ, thành phần của thực phẩm và nguyên liệu thu mua không?
- Yêu cầu về nơi chế biến thức ăn đối với trường tiểu học được quy định như thế nào?
- Có bắt buộc phải ghi chép và lưu lại các thông tin về xuất xứ, thành phần của thực phẩm và nguyên liệu thu mua khi tổ chức bữa ăn học đường tại trường tiểu học hay không?
- Bữa ăn học đường có vai trò như thế nào đối với sức khỏe học sinh?
Yêu cầu về nơi chế biến thức ăn đối với trường tiểu học được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Mục 2 Phần 2 Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT năm 2022 thì
Yêu cầu đối với nơi chế biến thức ăn như sau:
- Bếp ăn phải được thiết kế theo nguyên tắc một chiều;
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho việc ăn uống, chế biến và sinh hoạt (nước sinh hoạt phải từ các đơn vị cấp nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, trường hợp tự khai thác nguồn nước để sử dụng thì chất lượng phải bảo đảm tiêu chuẩn theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 01-1:2018/BYT) ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt);
- Có dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã qua chế biến;
- Có đủ dụng cụ chia, gắp, chứa đựng thức ăn, dụng cụ ăn uống bảo đảm sạch sẽ, không thôi nhiễm chất độc hại và không gây ô nhiễm đối với thực phẩm, duy trì chế độ vệ sinh hàng ngày;
- Có trang bị găng tay sạch sử dụng một lần khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn; có ủng hoặc giầy, dép để sử dụng riêng trong khu vực chế biến thực phẩm;
- Có biện pháp để ngăn ngừa ruồi, dán, côn trùng và động vật gây hại;
- Có bồn rửa tay, nhà vệ sinh; có dụng cụ chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm kín, có nắp đậy và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
Lưu ý:
Nhà bếp độc lập với khối phòng học tập và hỗ trợ học tập; dây chuyền hoạt động một chiều, hợp vệ sinh.
Kho bếp: phân chia riêng biệt kho lương thực và kho thực phẩm; có lối nhập, xuất hàng thuận tiện, độc lập và phân chia khu vực cho từng loại thực phẩm; có thiết bị bảo quản thực phẩm. Tường, trần, nền nhà khu vực kho thực phẩm không thấm nước, rạn nứt, ẩm mốc.
Nhà ăn (đối với trường có tổ chức nội trú): trang bị đầy đủ các thiết bị; bảo đảm phục vụ cho học sinh.
Yêu cầu về nơi chế biến thức ăn đối với trường tiểu học được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Có bắt buộc phải ghi chép và lưu lại các thông tin về xuất xứ, thành phần của thực phẩm và nguyên liệu thu mua khi tổ chức bữa ăn học đường tại trường tiểu học hay không?
Căn cứ tại Mục 3 Phần 3 Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT năm 2022 về khâu tiếp nhận và kiếm tra nguyên liệu như sau:
1. Khâu tiếp nhận và kiểm tra nguyên liệu
- Nguyên liệu tiếp nhận phải tươi sống hàng ngày, chỉ tiếp nhận các nguyên liệu để chế biến thực phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Các nguyên liệu tiếp nhận cần phải có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của bên cung cấp và kiểm tra nguyên liệu khi nhập (kiểm tra chất lượng, độ tươi nguyên, nhiệt độ theo từng lô hàng thực phẩm, bao gồm kiểm soát nhiệt độ chuẩn trong quá trình vận chuyển do nhà cung cấp thực hiện);
- Phải ghi chép và lưu lại các thông tin về xuất xứ, thành phần của thực phẩm và nguyên liệu thu mua: tên thành phần, địa chỉ và tên nhà cung cấp, địa chỉ và tên cơ sở chế biến nguyên liệu, lô sản phẩm, ngày giờ nhập thực phẩm; tên thực phẩm; số lượng nhập; nguồn gốc, chất lượng, an toàn của thực phẩm (các giấy tờ tài liệu đi kèm); các xét nghiệm kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm kèm theo (nếu có);
- Đối với các thực phẩm tươi sống: ngày giờ thu hoạch, giết mổ; đối với các thực phẩm chế biến đóng gói: ngày giờ, lô sản xuất, hạn sử dụng.
Như vậy, đối với khâu tiếp nhận và kiểm tra nguyên liệu: phải ghi chép và lưu lại các thông tin về xuất xứ, thành phần của thực phẩm và nguyên liệu thu mua:
- Tên thành phần, địa chỉ và tên nhà cung cấp, địa chỉ và tên cơ sở chế biến nguyên liệu, lô sản phẩm, ngày giờ nhập thực phẩm;
- Tên thực phẩm;
- Số lượng nhập;
- Nguồn gốc, chất lượng, an toàn của thực phẩm (các giấy tờ tài liệu đi kèm);
- Các xét nghiệm kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm kèm theo (nếu có);
Lưu ý: Đối với các thực phẩm tươi sống: ngày giờ thu hoạch, giết mổ;
Đối với các thực phẩm chế biến đóng gói: ngày giờ, lô sản xuất, hạn sử dụng.
Bữa ăn học đường có vai trò như thế nào đối với sức khỏe học sinh?
Căn cứ tại Mục 1 Phần 1 Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT năm 2022 thì
Vai trò bữa ăn học đường đối với sức khỏe học sinh như sau:
- Cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cho học sinh đáp ứng nhu cầu hoạt động học tập và vận động, phát triển thể lực và trí lực theo lứa tuổi.
- Cung cấp, bảo đảm an ninh lương thực thực phẩm cho các đối tượng học sinh trong diện chính sách được miễn phí bữa ăn học đường giúp trẻ em phát triển khỏe mạnh, đủ sức khỏe để học tập.
- Hình thành thói quen ăn uống khoa học, có lợi cho sức khỏe ở học sinh.
- Hỗ trợ kiểm soát các bệnh liên quan đến dinh dưỡng gồm suy dinh dưỡng, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, thừa cân béo phì...
Trong đó, Bữa ăn học đường hay bữa ăn ở trường học là bữa ăn được chuẩn bị để cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cho các em học sinh ở trường học.
Bữa ăn học đường có thể là bữa ăn sáng, bữa ăn trưa, bữa chiều và các bữa phụ (bữa xế) vào giữa sáng hoặc giữa chiều.
Số lượng các bữa ăn học đường thay đổi tùy theo loại hình tổ chức bán trú, nội trú và cấp học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.