Khi nào thì quyết định thành lập sở chỉ huy ứng phó sự cố môi trường và tổ công tác xác định nguyên nhân sự cố môi trường?
- Đối tượng nào được quyền quyết định thành lập sở chỉ huy ứng phó sự cố môi trường?
- Khi nào thì quyết định thành lập sở chỉ huy ứng phó sự cố môi trường và tổ công tác xác định nguyên nhân sự cố môi trường?
- Ứng phó sự cố môi trường có bao gồm nội dung thực hiện các biện pháp cô lập, giới hạn phạm vi, đối tượng và mức độ tác động hay không?
Đối tượng nào được quyền quyết định thành lập sở chỉ huy ứng phó sự cố môi trường?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 125 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì người có trách nhiệm chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường quy định tại khoản 4 Điều 125 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và điểm a Khoản 7 Điều 54 Luật Phòng thủ dân sự 2023; điểm b khoản 7 Điều 54 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quyết định thành lập sở chỉ huy ứng phó sự cố môi trường, cụ thể như sau:
- Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm tổ chức ứng phó sự cố môi trường trong phạm vi cơ sở; trường hợp vượt quá khả năng ứng phó, phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố và Ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp huyện để phối hợp ứng phó;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng Ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp huyện chỉ đạo ứng phó sự cố, huy động lực lượng, thiết bị, phương tiện ứng phó sự cố, chỉ định người chỉ huy và người phát ngôn về sự cố môi trường cấp huyện xảy ra trên địa bàn;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng Ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp tỉnh chỉ đạo ứng phó sự cố, huy động lực lượng, thiết bị, phương tiện ứng phó sự cố, chỉ định người chỉ huy và người phát ngôn về sự cố môi trường cấp tỉnh xảy ra trên địa bàn;
- Chủ tịch Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia chỉ đạo ứng phó sự cố, huy động lực lượng, thiết bị, phương tiện ứng phó sự cố, chỉ định người chỉ huy và người phát ngôn về sự cố môi trường cấp quốc gia.
Khi nào thì quyết định thành lập sở chỉ huy ứng phó sự cố môi trường và tổ công tác xác định nguyên nhân sự cố môi trường?
Căn cứ tại Điều 125 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về tổ chức ứng phó sự cố môi trường như sau:
Tổ chức ứng phó sự cố môi trường
...
5. Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó, người có thẩm quyền chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường phải báo cáo cấp trên trực tiếp. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ ứng phó sự cố môi trường khi được yêu cầu.
6. Trường hợp phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường của sự cố môi trường vượt ra ngoài phạm vi cơ sở, đơn vị hành chính thì người có thẩm quyền chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường phải báo cáo cấp trên trực tiếp để chỉ đạo ứng phó sự cố.
7. Người có trách nhiệm chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường quy định tại khoản 4 Điều này quyết định thành lập sở chỉ huy ứng phó sự cố môi trường và tổ công tác xác định nguyên nhân sự cố môi trường trong trường hợp cần thiết.
8. Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các cấp đánh giá phạm vi, đối tượng, mức độ tác động của sự cố môi trường đến sức khỏe con người và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tác động.
Như vậy, người có trách nhiệm chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường quy định tại khoản 4 Điều 125 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quyết định thành lập sở chỉ huy ứng phó sự cố môi trường và tổ công tác xác định nguyên nhân sự cố môi trường trong trường hợp cần thiết.
Khi nào thì quyết định thành lập sở chỉ huy ứng phó sự cố môi trường và tổ công tác xác định nguyên nhân sự cố môi trường? (Hình từ Internet)
Ứng phó sự cố môi trường có bao gồm nội dung thực hiện các biện pháp cô lập, giới hạn phạm vi, đối tượng và mức độ tác động hay không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 125 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về tổ chức ứng phó sự cố môi trường như sau:
Tổ chức ứng phó sự cố môi trường
...
3. Ứng phó sự cố môi trường bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Xác định nguyên nhân sự cố môi trường; loại, số lượng, khối lượng chất ô nhiễm bị phát tán, thải ra môi trường;
b) Đánh giá sơ bộ về phạm vi, đối tượng và mức độ tác động đối với môi trường đất, nước, không khí, con người và sinh vật;
c) Thực hiện các biện pháp cô lập, giới hạn phạm vi, đối tượng và mức độ tác động; thực hiện khẩn cấp các biện pháp bảo đảm an toàn cho con người, tài sản, sinh vật và môi trường;
d) Thu hồi, xử lý, loại bỏ chất ô nhiễm hoặc nguyên nhân gây ô nhiễm;
đ) Thông báo, cung cấp thông tin về sự cố môi trường cho cộng đồng để phòng, tránh các tác động xấu từ sự cố môi trường.
Như vậy, việc ứng phó sự cố môi trường bao gồm nội dung thực hiện các biện pháp cô lập, giới hạn phạm vi, đối tượng và mức độ tác động.
Tóm lại, người có trách nhiệm chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường quy định tại khoản 4 Điều 125 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quyết định thành lập sở chỉ huy ứng phó sự cố môi trường và tổ công tác xác định nguyên nhân sự cố môi trường trong trường hợp cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.