Khi chủ đầu tư thiết lập mới báo hiệu hàng hải thì việc thông báo hàng hải được thực hiện như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải khi có thiết lập mới báo hiệu hàng hải?
Thông báo hàng hải khi có thiết lập mới báo hiệu hàng hải được quy định thế nào?
Theo Điều 44 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định thông báo hàng hải về hoạt động của báo hiệu hàng hải, như sau:
- Thông báo hàng hải về thiết lập mới báo hiệu hàng hải: Các báo hiệu hàng hải thị giác, vô tuyến điện, âm thanh sau khi được thiết lập phải được công bố thông báo hàng hải về vị trí, tác dụng, đặc tính hoạt động của báo hiệu đó theo Mẫu số 18 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- Thông báo hàng hải về thay đổi đặc tính hoạt động của báo hiệu hàng hải: Khi báo hiệu hàng hải được thay đổi đặc tính hoạt động so với đặc tính đã được thông báo thì phải công bố thông báo hàng hải về các thay đổi đó theo Mẫu số 19 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- Thông báo hàng hải về tạm ngừng hoạt động của báo hiệu hàng hải: Khi báo hiệu hàng hải không còn khả năng hoạt động theo đúng đặc tính đã được thông báo thì phải công bố thông báo hàng hải về việc tạm ngừng hoạt động của báo hiệu hàng hải đó theo Mẫu số 20 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- Thông báo hàng hải về phục hồi hoạt động của báo hiệu hàng hải: Sau khi đã sửa chữa xong sự cố của báo hiệu hàng hải thì phải công bố thông báo hàng hải về việc phục hồi hoạt động của báo hiệu hàng hải đó theo Mẫu số 21 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- Thông báo hàng hải về chấm dứt hoạt động của báo hiệu hàng hải: Sau khi báo hiệu hàng hải không còn tác dụng, được thu hồi thì phải công bố thông báo hàng hải về việc chấm dứt hoạt động của báo hiệu hàng hải đó theo Mẫu số 22 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, thông báo hàng hải về thiết lập mới báo hiệu hàng hải: Các báo hiệu hàng hải thị giác, vô tuyến điện, âm thanh sau khi được thiết lập phải được công bố thông báo hàng hải về vị trí, tác dụng, đặc tính hoạt động của báo hiệu đó theo Mẫu số 18 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
Báo hiệu hàng hải
Thẩm quyền công bố thông báo hàng hải khi có thiết lập mới báo hiệu hàng hải
Tại Điều 45 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định về thẩm quyền công bố thông báo hàng hải, như sau:
- Doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải thực hiện công bố các thông báo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 44 Nghị định này.
- Cảng vụ hàng hải thực hiện công bố thông báo hàng hải quy định tại các khoản 6, 7 và 8 Điều 44 Nghị định này.
- Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện công bố thông báo hàng hải quy định tại khoản 9 Điều 44 Nghị định này.
Theo đó, khi có thiết lập mới báo hiệu hàng hải thì doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải thực hiện việc công bố thông báo hàng hải.
Nội dung và yêu cầu của thông báo hàng hải
Căn cứ tại Điều 46 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định nội dung và yêu cầu của thông báo hàng hải:
- Nội dung của thông báo hàng hải phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu và phản ánh một cách đầy đủ, chính xác các thông tin cần cung cấp.
- Yêu cầu của thông báo hàng hải:
+ Vị trí trong thông báo hàng hải được xác định theo hệ tọa độ VN-2000 và hệ tọa độ WGS-84, độ chính xác đến 1/10 giây;
+ Độ sâu trong thông báo hàng hải là độ sâu của điểm cạn nhất trong khu vực cần được thông báo, tính bằng mét đến mực nước “số 0 hải đồ”, độ chính xác đến 1/10 mét;
+ Địa danh trong thông báo hàng hải được xác định theo địa danh đã được ghi trên hải đồ hoặc trong các tài liệu hàng hải khác đã xuất bản. Trường hợp địa danh chưa được ghi trong các tài liệu nói trên thì sử dụng tên thường dùng của địa phương;
+ Ngôn ngữ sử dụng trong thông báo hàng hải là tiếng Việt, khi cần thiết có thể được dịch sang tiếng Anh;
+ Thời điểm có hiệu lực và hết hiệu lực của thông báo hàng hải (nếu có).
Thủ tục công bố thông báo hàng hải về thiết lập mới báo hiệu hàng hải
Điều 48 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định thủ tục công bố thông báo hàng hải về thiết lập mới báo hiệu hàng hải như sau:
- Chủ đầu tư hoặc người khai thác gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị công bố thông báo hàng hải trực tiếp hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải theo quy định tại Điều 45 Nghị định này. Hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị của chủ đầu tư hoặc người khai thác theo Mẫu số 31 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Bản sao văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền về việc thiết lập báo hiệu hàng hải;
+ Bản sao thiết kế kỹ thuật;
+ Biên bản nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng.
- Trình tự tiếp nhận và xử lý hồ sơ như sau:
+ Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;
+ Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, công bố thông báo hàng hải; trường hợp không công bố phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Qua đó, khi thiết lập mới báo hiệu hàng hải chủ đầu tư chuẩn bị bộ hồ sơ gửi đến doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải để thực hiện việc công bố thông báo hàng hải.
Mẫu số 31
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ ……………………….. ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: /……… | … … … …, ngày …. tháng …. năm … … |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CÔNG BỐ THÔNG BÁO HÀNG HẢI
Về việc: …………………………………….
Kính gửi: ……………………………………………………….
Căn cứ Nghị định số ……/20..../NĐ-CP ngày ………….. của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải;
……………………………………………… (tên đơn vị) đề nghị ……………………………. công bố thông báo hàng hải về việc ………………………………………………………………………….
Hồ sơ kèm theo bao gồm
1………………………………………………………………………………………………………..
2………………………………………………………………………………………………………..
Nơi nhận: - - | ……………………. (Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ, đóng dấu) |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.