Khai thác khoáng sản trên đất ở có bị phạt không? Khai thác khoáng sản trái phép trên đất ở làm vật liệu xây dựng để tặng cho bị phạt bao nhiêu tiền?
Khai thác khoáng sản trên đất ở của mình thì có được xem là khai thác trái phép không?
Theo quy định Tại Điều 53 Luật Khoáng sản 2010 (sửa đổi bởi khoản 12 Điều 8 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) thì điều kiện để cá nhân được phép khai thác khoản sản cần phải có Giấy phép khai thác khoáng sản.
Cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:
(1) Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;
(2) Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
(3) Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
* Việc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
- Giấy phép khai thác khoáng sản chỉ được cấp ở khu vực không có tổ chức, cá nhân đang thăm dò, khai thác khoáng sản hợp pháp và không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;
- Không chia cắt khu vực khoáng sản có thể đầu tư khai thác hiệu quả ở quy mô lớn để cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cho nhiều tổ chức, cá nhân khai thác ở quy mô nhỏ.
Như vậy, cá nhân đang khai thác khoáng sản trên đất ở của mình nếu có xin cấp giấy phép khai thác theo quy định thì sẽ không được xem là khai thác trái pháp luật.
Ngược lại thì hành vi khai thác khoáng sản trên đất ở của cá nhân sẽ được xem là hành vi khai thác trái phép.
Khai thác khoáng sản trên đất ở có bị phạt không? Khai thác khoáng sản trái phép trên đất ở làm vật liệu xây dựng để tặng cho bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Cá nhân khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên đất ở của mình để tặng cho mà chưa xin giấy phép khai thác sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Điều 43 Nghị định 36/2020/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không phải đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản như sau:
Vi phạm quy định về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không phải đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản
1. Đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất thuộc quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân mà không sử dụng để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó thì xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với trường hợp sử dụng khoáng sản sau khai thác để cho, tặng người khác;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp đem bán khoáng sản sau khai thác cho tổ chức, cá nhân khác.
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp lĩnh vực khoáng sản có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
Theo quy định trên, nếu cá nhân khai thác khoáng sản trên đất ở của mình làm vật liệu xây dựng thông thường để tặng cho nhưng chưa xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định thì sẽ bị phạt cảnh cáo.
Trường hợp cá nhân lấy số khoáng sản khai thác được để bán cho tổ chức, cá nhân khác thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, cá nhân vi phạm còn buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp lĩnh vực khoáng sản có được từ hành vi vi phạm của mình.
Trên Giấy phép khai thác khoáng sản phải có những nội dung chính nào?
Theo Điều 54 Luật Khoáng sản 2010, trên Giấy phép khai thác khoáng sản phải có những nội dung chính sau:
(1) Tên tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản;
(2) Loại khoáng sản, địa điểm, diện tích khu vực khai thác khoáng sản;
(3) Trữ lượng, công suất, phương pháp khai thác khoáng sản;
(4) Thời hạn khai thác khoáng sản;
(5) Nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ khác có liên quan.
Lưu ý: Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn không quá 30 năm và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm.
Trường hợp chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác thì thời hạn khai thác là thời gian còn lại của Giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp trước đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.