Khách hàng trả sản phẩm này để mua sản phẩm khác thì giá xuất hóa đơn thế nào? Giá xuất hóa đơn này có phụ thuộc vào chính sách quy định về giá của công ty không?
Khách hàng trả sản phẩm này để mua sản phẩm khác thì giá xuất hóa đơn như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:
Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
...
Theo đó, khi khách trả lại hàng hóa, khách hàng sẽ xuất lại hóa đơn cho bên chị, do là trả hàng nên giá trị hàng hóa sẽ xuất theo đúng hóa đơn bên chị đã xuất bán cho khách.
Về việc khách mua sản phẩm mới thì thời điểm 30/11 đã hết khuyến mãi nên khách hàng sẽ không được mua giá giảm nữa mà sẽ mua với giá 1.500.
Như vậy, về giá xuất hóa đơn mà khách hàng trả lại sản phẩm này để mua sản phẩm khác phải đảm bảo thực hiện theo đúng quy định pháp luật.
Giá xuất hóa đơn (hình từ Internet)
Giá xuất hóa đơn cho khách hàng có phụ thuộc vào chính sách quy định về giá của công ty hay không?
Về việc giá xuất hóa đơn cho khách hàng (giá bán hàng hóa) thì do doanh nghiệp quyết định và thực hiện công khai thông tin giá theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Giá 2012 như sau:
Công khai thông tin về giá
1. Cơ quan nhà nước thực hiện công khai chủ trương, chính sách, biện pháp quản lý, điều tiết, quyết định về giá của Nhà nước bằng một hoặc một số hình thức như họp báo, đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc hình thức thích hợp khác.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ gắn với thông số kinh tế - kỹ thuật cơ bản của hàng hóa, dịch vụ đó bằng hình thức niêm yết giá. Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lựa chọn thêm một hoặc một số hình thức như họp báo, đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc hình thức thích hợp khác.
3. Cơ quan thông tin, truyền thông có trách nhiệm đưa tin về giá chính xác, khách quan, trung thực và chịu trách nhiệm về việc đưa tin theo quy định của pháp luật.
4. Việc công khai thông tin về giá quy định tại Điều này không áp dụng đối với trường hợp thông tin không được phép công khai theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, về mặt hàng bình ổn giá chị tham khảo Điều 15 Luật Giá 2012, mặt hàng do Nhà nước định giá chị tham khảo Điều 19 Luật Giá 2012.
Sản phẩm của khách hàng trong trường hợp niêm yết giá được quy định thế nào?
Nếu sản phẩm của chị thuộc trường hợp niêm yết giá thì chị lưu ý khoản 5 Điều 12 Luật giá 2012:
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
...
5. Niêm yết giá:
a) Đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và mua, bán đúng giá niêm yết;
b) Đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì niêm yết theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và không được mua, bán cao hơn giá niêm yết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.