Kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của cơ quan chủ quản chương trình được lập dựa trên những căn cứ nào?
- Việc lập kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của cơ quan chủ quản chương trình được thực hiện khi nào?
- Kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của cơ quan chủ quản chương trình được lập dựa trên những căn cứ nào?
- Nội dung kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của địa phương gồm những gì?
Việc lập kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của cơ quan chủ quản chương trình được thực hiện khi nào?
Việc lập kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 38/2023/NĐ-CP) như sau:
Lập, phê duyệt và giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của cơ quan chủ quản chương trình
1. Việc lập kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của cơ quan chủ quản chương trình được thực hiện sau khi Thủ tướng Chính phủ giao mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 5 năm của các chương trình mục tiêu quốc gia.
2. Căn cứ lập kế hoạch
a) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 5 năm của bộ, ngành và địa phương.
b) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.
...
Như vậy, theo quy định, việc lập kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của cơ quan chủ quản chương trình được thực hiện sau khi Thủ tướng Chính phủ giao mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 5 năm của các chương trình mục tiêu quốc gia.
Việc lập kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của cơ quan chủ quản chương trình được thực hiện khi nào? (Hình từ Internet)
Kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của cơ quan chủ quản chương trình được lập dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ lập kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia được quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 38/2023/NĐ-CP) như sau:
Lập, phê duyệt và giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của cơ quan chủ quản chương trình
...
2. Căn cứ lập kế hoạch
a) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 5 năm của bộ, ngành và địa phương.
b) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.
c) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 5 năm; thông báo của chủ chương trình về mức vốn sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 5 năm của chương trình mục tiêu quốc gia.
d) Hướng dẫn xây dựng nội dung, hoạt động thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia của chủ chương trình, chủ dự án thành phần.
3. Nội dung kế hoạch của địa phương
a) Mục tiêu, chỉ tiêu giai đoạn 5 năm; nhiệm vụ cụ thể theo dự án thành phần từng chương trình mục tiêu quốc gia.
...
Như vậy, theo quy định, kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của cơ quan chủ quản chương trình được lập dựa trên các căn cứ sau đây:
(1) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 5 năm của bộ, ngành và địa phương.
(2) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia;
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.
(3) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 5 năm;
Thông báo của chủ chương trình về mức vốn sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 5 năm của chương trình mục tiêu quốc gia.
(4) Hướng dẫn xây dựng nội dung, hoạt động thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia của chủ chương trình, chủ dự án thành phần.
Nội dung kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của địa phương gồm những gì?
Nội dung kế hoạch của địa phương được quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 38/2023/NĐ-CP) như sau:
Lập, phê duyệt và giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của cơ quan chủ quản chương trình
...
3. Nội dung kế hoạch của địa phương
a) Mục tiêu, chỉ tiêu giai đoạn 5 năm; nhiệm vụ cụ thể theo dự án thành phần từng chương trình mục tiêu quốc gia.
b) Khả năng huy động vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm: vốn ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương); vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án tại địa phương; vốn tín dụng; vốn huy động hợp pháp khác (nếu có).
c) Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ kế hoạch vốn ngân sách nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương.
d) Nội dung, hoạt động, dự kiến mức vốn bố trí, cơ cấu nguồn vốn theo từng hoạt động; danh mục dự án đầu tư (nếu có).
đ) Giải pháp huy động nguồn vốn, tổ chức thực hiện.
4. Nội dung kế hoạch của bộ, cơ quan trung ương
a) Nội dung, nhiệm vụ, hoạt động, dự kiến mức vốn bố trí, cơ cấu nguồn vốn theo từng hoạt động; danh mục dự án đầu tư (nếu có).
b) Giải pháp tổ chức thực hiện.
...
Như vậy, theo quy định, nội dung kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của địa phương bao gồm:
(1) Mục tiêu, chỉ tiêu giai đoạn 5 năm; nhiệm vụ cụ thể theo dự án thành phần từng chương trình mục tiêu quốc gia.
(2) Khả năng huy động vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm:
- Vốn ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương);
- Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án tại địa phương;
- Vốn tín dụng;
- Vốn huy động hợp pháp khác (nếu có).
(3) Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ kế hoạch vốn ngân sách nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương.
(4) Nội dung, hoạt động, dự kiến mức vốn bố trí, cơ cấu nguồn vốn theo từng hoạt động; danh mục dự án đầu tư (nếu có).
(5) Giải pháp huy động nguồn vốn, tổ chức thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.