Kế hoạch hằng năm về hoạt động đối ngoại của Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bao gồm những nội dung gì?
- Việc quản lý các hoạt động đối ngoại của Bộ Công Thương được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
- Kế hoạch hằng năm về hoạt động đối ngoại của Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bao gồm những nội dung gì?
- Ban cán sự đảng Công Thương có thẩm quyền gì trong việc quản lý các hoạt động đối ngoại?
Việc quản lý các hoạt động đối ngoại của Bộ Công Thương được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 3 Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 3800/QĐ-BCT năm 2018 quy định về nguyên tắc quản lý các hoạt động đối ngoại của Bộ Công Thương như sau:
Nguyên tắc quản lý các hoạt động đối ngoại của Bộ Công Thương
1. Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Ban cán sự đảng Bộ Công Thương và sự quản lý tập trung của Lãnh đạo Bộ đối với các với hoạt động đối ngoại của Bộ, nhằm thực hiện có hiệu quả đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước;
2. Bảo đảm tuân thủ các quy định của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước trong hoạt động đối ngoại; giữ vững nguyên tắc độc lập, tự chủ, giữ gìn bí mật và đảm bảo an ninh quốc gia;
2. Phân công, phân nhiệm rõ ràng, đề cao trách nhiệm và vai trò chủ động của Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến đối ngoại, bảo đảm sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động đối ngoại.
Như vậy, việc quản lý các hoạt động đối ngoại của Bộ Công Thương được thực hiện dựa trên những nguyên tắc sau đây:
(1) Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Ban cán sự đảng Bộ Công Thương và sự quản lý tập trung của Lãnh đạo Bộ đối với các với hoạt động đối ngoại của Bộ, nhằm thực hiện có hiệu quả đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước;
(2) Bảo đảm tuân thủ các quy định của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước trong hoạt động đối ngoại;
Giữ vững nguyên tắc độc lập, tự chủ, giữ gìn bí mật và đảm bảo an ninh quốc gia;
(3) Phân công, phân nhiệm rõ ràng, đề cao trách nhiệm và vai trò chủ động của Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến đối ngoại, bảo đảm sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động đối ngoại.
Việc quản lý các hoạt động đối ngoại của Bộ Công Thương được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Kế hoạch hằng năm về hoạt động đối ngoại của Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 3800/QĐ-BCT năm 2018 quy định về nội dung Kế hoạch hằng năm về hoạt động đối ngoại của Bộ như sau:
Nội dung Kế hoạch hằng năm về hoạt động đối ngoại của Bộ
1. Kế hoạch hàng năm về hoạt động đối ngoại của Bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bao gồm:
a) Các đoàn ra, đoàn vào do Bộ chủ trì tổ chức hoặc đón tiếp có sự tham gia của thành viên cấp Bộ trưởng hoặc tương đương, các cuộc họp Ủy ban hỗn hợp, Ủy ban Liên chính phủ;
b) Các hội nghị, hội thảo quốc tế do các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công Thương chủ trì tổ chức cần xin phép Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật;
c) Các điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế phức tạp, nhạy cảm dự kiến ký kết, gia nhập và thực hiện;
d) Các hình thức khen thưởng, tặng thưởng có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính phủ;
đ) Các hoạt động đối ngoại khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
...
Như vậy, theo quy định thì kế hoạch hằng năm về hoạt động đối ngoại của Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bao gồm:
(1) Các đoàn ra, đoàn vào do Bộ chủ trì tổ chức hoặc đón tiếp có sự tham gia của thành viên cấp Bộ trưởng hoặc tương đương, các cuộc họp Ủy ban hỗn hợp, Ủy ban Liên chính phủ;
(2) Các hội nghị, hội thảo quốc tế do các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công Thương chủ trì tổ chức cần xin phép Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật;
(3) Các điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế phức tạp, nhạy cảm dự kiến ký kết, gia nhập và thực hiện;
(4) Các hình thức khen thưởng, tặng thưởng có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính phủ;
(5) Các hoạt động đối ngoại khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Ban cán sự đảng Công Thương có thẩm quyền gì trong việc quản lý các hoạt động đối ngoại?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 3800/QĐ-BCT năm 2018 quy định về thẩm quyền quản lý các hoạt động đối ngoại như sau:
Thẩm quyền quản lý các hoạt động đối ngoại
1. Ban cán sự đảng Công Thương lãnh đạo và chỉ đạo việc thực hiện quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại, định hướng và xác định trọng tâm công tác đối ngoại; tổ chức thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế;
2. Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo đối với các hoạt động đối ngoại của Bộ và quyết định những vấn đề sau:
a) Quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định các chủ trương, định hướng hợp tác với nước ngoài trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại;
b) Ký hoặc trình cấp có thẩm quyền ký các văn kiện hợp tác quốc tế;
c) Phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện các văn kiện hợp tác quốc tế;
...
Như vậy, trong việc quản lý các hoạt động đối ngoại thì Ban cán sự đảng Công Thương có các thẩm quyền sau:
(1) Lãnh đạo và chỉ đạo việc thực hiện quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại, định hướng và xác định trọng tâm công tác đối ngoại;
(2) Tổ chức thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.