Hướng dẫn ghi tờ khai đề nghị cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam? Tải về mẫu tờ khai ở đâu?
Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam hiện nay là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam hiện nay là Mẫu số TP/QT-2024-TKXNNGVN.1 ban hành kèm Thông tư 04/2024/TT-BTP.
Tải về Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam 2024
Hướng dẫn ghi tờ khai đề nghị cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam?
Hướng dẫn ghi tờ khai đề nghị cấp giấy xác nhận quốc tịch Việt Nam được quy định tại Mẫu số TP/QT-2024-TKXNNGVN.1 ban hành kèm Thông tư 04/2024/TT-BTP, cụ thể như sau:
(*): Trường hợp người yêu cầu cung cấp đầy đủ 03 trường thông tin “Họ, chữ đệm, tên”, “ngày tháng năm sinh”, “Số định danh cá nhân/Căn cước công dân/Thẻ căn cước/Chứng minh nhân dân” thì công chức làm công tác tiếp nhận hồ sơ thực hiện khai thác các thông tin (*) trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định pháp luật.
Trường hợp không khai thác được thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc không có thông tin thì yêu cầu người dân cung cấp.
(1) Tên cơ quan thụ lý hồ sơ.
(2) Ghi bằng chữ in hoa, có dấu (theo Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế).
(3) Ghi địa danh ba cấp hành chính (nếu sinh ở Việt Nam) hoặc ghi theo tên thành phố, tên quốc gia (nếu sinh ra ở nước ngoài).
Ví dụ: Xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội hoặc thành phố Postdam, CHLB Đức.
(4) Ghi tên cơ quan đăng ký khai sinh theo ba cấp hành chính (nếu đăng ký khai sinh tại Việt Nam) hoặc ghi theo tên thành phố, tên quốc gia đã đăng ký khai sinh (nếu đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài).
Ví dụ: UBND xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam hoặc Chính quyền thành phố Postdam, CHLB Đức.
(5) Trường hợp đang có quốc tịch nước ngoài thì ghi chính xác tên quốc gia mang quốc tịch theo phiên âm La-tinh hoặc phiên âm tiếng Việt. Ví dụ: Malaysia hoặc Ma-lai-xi-a. Trường hợp có từ hai quốc tịch trở lên thì ghi rõ từng quốc tịch.
(6) Trường hợp xuất cảnh nhiều lần thì ghi ngày, tháng, năm xuất cảnh và địa chỉ cư trú trước khi xuất cảnh của lần xuất cảnh lần đầu.
Hướng dẫn ghi tờ khai đề nghị cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam? Tải về mẫu tờ khai ở đâu? (Hình từ Internet)
Trình tự kiểm tra, xác minh, tra cứu quốc tịch Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Trình tự kiểm tra, xác minh, tra cứu quốc tịch Việt Nam được quy định tại Điều 31 Nghị định 16/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Đối với trường hợp có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam, nếu hồ sơ được nộp tại Sở Tư pháp thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ, trực tiếp tra cứu hoặc có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp tra cứu quốc tịch Việt Nam; trong thời hạn 10 ngày làm việc Bộ Tư pháp tiến hành tra cứu và có văn bản trả lời Sở Tư pháp.
+ Nếu có nghi ngờ về tính xác thực của giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam thì Sở Tư pháp yêu cầu cơ quan đã cấp giấy tờ đó xác minh; trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan đã cấp giấy tờ đó tiến hành xác minh và có văn bản trả lời Sở Tư pháp.
+ Trường hợp nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Cơ quan đại diện kiểm tra hồ sơ, trực tiếp tra cứu hoặc có văn bản gửi Bộ Ngoại giao đề nghị Bộ Tư pháp tra cứu quốc tịch Việt Nam; trong thời hạn 10 ngày làm việc Bộ Tư pháp tiến hành tra cứu và có văn bản trả lời.
+ Nếu nghi ngờ về tính xác thực của giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền trong nước cấp thì Cơ quan đại diện có văn bản gửi Bộ Ngoại giao để đề nghị cơ quan đã cấp giấy tờ đó xác minh; trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Bộ Ngoại giao, cơ quan nhận được yêu cầu tiến hành xác minh và có văn bản trả lời Bộ Ngoại giao.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả tra cứu, xác minh, Bộ Ngoại giao thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đại diện;
- Đối với trường hợp không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam, nhưng có giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 16/2020/NĐ-CP, nếu hồ sơ được nộp tại Sở Tư pháp thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Sở Tư pháp chủ động tra cứu hoặc đề nghị Bộ Tư pháp tra cứu quốc tịch Việt Nam, trong thời hạn 10 ngày làm việc Bộ Tư pháp tiến hành tra cứu và có văn bản trả lời Sở Tư pháp.
+ Đồng thời, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị cơ quan Công an cùng cấp xác minh về nhân thân của người có yêu cầu; trong thời hạn 45 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an tiến hành xác minh và có văn bản trả lời Sở Tư pháp.
+ Nếu hồ sơ nộp tại Cơ quan đại diện thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Cơ quan đại diện chủ động tra cứu hoặc có văn bản kèm theo bản chụp các giấy tờ, thông tin do người yêu cầu cung cấp gửi Bộ Ngoại giao đề nghị Bộ Tư pháp, Bộ Công an tra cứu, xác minh về nhân thân của người có yêu cầu.
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc Bộ Tư pháp tiến hành tra cứu và có văn bản trả lời Bộ Ngoại giao; đối với việc xác minh và trả lời kết quả xác minh về nhân thân của Bộ Công an thì thời hạn là 45 ngày.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả tra cứu, xác minh, Bộ Ngoại giao thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đại diện.
Lưu ý:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả tra cứu, xác minh theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 16/2020/NĐ-CP, nếu có đủ căn cứ để xác định quốc tịch Việt Nam và người đó không có tên trong danh sách được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ ghi vào Sổ cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam; người đứng đầu cơ quan ký và cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam theo mẫu quy định cho người yêu cầu.
+ Nếu không có cơ sở để cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu biết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.