Hợp tác quốc tế về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học được thực hiện trên nguyên tắc nào?
- Hợp tác quốc tế về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học được thực hiện trên nguyên tắc nào?
- Nhà nước sẽ ưu tiên hợp tác quốc tế về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học với các nước nào?
- Kinh phí để chi cho mục đích hợp tác quốc tế về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học được lấy từ nguồn nào?
Hợp tác quốc tế về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học được thực hiện trên nguyên tắc nào?
Hợp tác quốc tế về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 69 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định như sau:
Hợp tác quốc tế và việc thực hiện điều ước quốc tế về đa dạng sinh học
1. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cam kết thực hiện điều ước quốc tế về đa dạng sinh học mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và mở rộng hợp tác về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học với các nước, vùng lãnh thổ, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. Hợp tác quốc tế về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học được thực hiện trên nguyên tắc bình đẳng, các bên cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, vì mục đích bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, bảo đảm cân bằng sinh thái ở Việt Nam và trên trái đất.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan nghiên cứu, đề xuất việc đàm phán, ký, gia nhập điều ước quốc tế về đa dạng sinh học.
4. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về đa dạng sinh học.
Theo đó, hợp tác quốc tế về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học được thực hiện trên nguyên tắc bình đẳng, các bên cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, vì mục đích bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, bảo đảm cân bằng sinh thái ở Việt Nam và trên trái đất.
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cam kết thực hiện điều ước quốc tế về đa dạng sinh học mà Việt Nam là thành viên và mở rộng hợp tác về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học với các nước, vùng lãnh thổ, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Nhà nước sẽ ưu tiên hợp tác quốc tế về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học với các nước nào?
Theo Điều 70 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định như sau:
Hợp tác với các nước có chung biên giới với Việt Nam
Nhà nước ưu tiên hợp tác với các nước có chung biên giới với Việt Nam bằng các hoạt động sau đây:
1. Trao đổi thông tin, dự báo tình hình, biến động về đa dạng sinh học;
2. Phối hợp quản lý hành lang đa dạng sinh học, tuyến di cư xuyên biên giới của các loài; bảo vệ các loài di cư;
3. Tham gia các chương trình bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, các chương trình, dự án bảo vệ các loài di cư và bảo vệ hành lang đa dạng sinh học.
Căn cứ trên quy định Nhà nước ưu tiên hợp tác với các nước có chung biên giới với Việt Nam bằng các hoạt động sau đây:
- Trao đổi thông tin, dự báo tình hình, biến động về đa dạng sinh học;
- Phối hợp quản lý hành lang đa dạng sinh học, tuyến di cư xuyên biên giới của các loài; bảo vệ các loài di cư;
- Tham gia các chương trình bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, các chương trình, dự án bảo vệ các loài di cư và bảo vệ hành lang đa dạng sinh học.
Như vậy, Nhà nước sẽ ưu tiên hợp tác quốc tế về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học với các nước có chung biên giới với Việt Nam.
Kinh phí để chi cho mục đích hợp tác quốc tế về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học được lấy từ nguồn nào?
Theo điểm h khoản 3 Điều 73 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định như sau:
Tài chính cho việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học
...
3. Chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước cho bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học được sử dụng cho các mục đích sau đây:
a) Quan trắc, thống kê, quản lý thông tin, dữ liệu về đa dạng sinh học; xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học;
b) Tổ chức xây dựng báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học, báo cáo hiện trạng khu bảo tồn; lập, thẩm định quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, chương trình, dự án bảo tồn đa dạng sinh học;
c) Lập, thẩm định Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, Danh mục loài ngoại lai xâm hại, Danh mục loài hoang dã bị cấm khai thác trong tự nhiên, Danh mục loài hoang dã được khai thác có điều kiện ngoài tự nhiên, Danh mục nguồn gen bị cấm xuất khẩu; điều tra, đánh giá quần thể để sửa đổi, bổ sung Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
d) Quản lý khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của Nhà nước;
đ) Xây dựng và thử nghiệm mô hình bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học;
e) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học;
g) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về đa dạng sinh học;
h) Hợp tác quốc tế về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.
Căn cứ quy định trên thì chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước cho bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học được sử dụng cho các mục đích hợp tác quốc tế về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.