Họp giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh được tổ chức bao lâu một lần?
- Họp giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh được tổ chức bao lâu một lần?
- Họp giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh kéo dài trong bao lâu?
- Người chủ trì cuộc họp giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh có trách nhiệm thế nào?
Họp giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh được tổ chức bao lâu một lần?
Căn cứ theo Điều 24 Quyết định 45/2018/QĐ-TTg có quy định:
Họp giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Mỗi quý một lần, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh họp giải quyết công việc với Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về tình hình thực hiện chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách của tỉnh, sự chấp hành chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thực hiện Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Khi cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh họp giải quyết công việc với các cơ quan chuyên môn thuộc lĩnh vực mình phụ trách để kiểm tra, nắm tình hình, đôn đốc thực hiện chương trình công tác và chỉ đạo những vấn đề phát sinh đột xuất; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triệu tập Thủ trưởng một số cơ quan chuyên môn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân một số huyện họp bàn giải quyết các vấn đề liên quan đến các cơ quan, địa phương đó.
Theo đó thì cuộc họp giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ được tổ chức mỗi quý một lần.
Tuy nhiên khi cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh họp giải quyết công việc với các cơ quan chuyên môn thuộc lĩnh vực mình phụ trách để kiểm tra, nắm tình hình, đôn đốc thực hiện chương trình công tác và chỉ đạo những vấn đề phát sinh đột xuất.
Trong đó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triệu tập Thủ trưởng một số cơ quan chuyên môn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân một số huyện họp bàn giải quyết các vấn đề liên quan đến các cơ quan, địa phương đó.
Họp giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh (Hình từ Internet)
Họp giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh kéo dài trong bao lâu?
Tại Điều 12 Quyết định 45/2018/QĐ-TTg quy định về thời gian tiến hành cuộc họp như sau:
Thời gian tiến hành cuộc họp
Thời gian tiến hành một cuộc họp được quy định như sau:
1. Họp giao ban, họp giải quyết công việc, họp tham mưu, tư vấn, họp điều phối không quá một phần hai ngày làm việc.
2. Họp chuyên môn từ một buổi làm việc đến 01 ngày, trường hợp đối với những đề án, dự án lớn, phức tạp thì có thể kéo dài thời gian hơn.
3. Họp sơ kết, tổng kết công tác không quá 01 ngày.
4. Họp chuyên đề không quá 01 ngày tùy theo tính chất và nội dung của chuyên đề.
5. Họp tập huấn, triển khai từ 1 đến 2 ngày.
Theo đó đối với họp giải quyết công việc thì thời gian tiến hành không quá một phần hai ngày làm việc.
Người chủ trì cuộc họp giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh có trách nhiệm thế nào?
Tại Điều 14 Quyết định 45/2018/QĐ-TTg quy định về trách nhiệm của người chủ trì cuộc họp như sau:
Trách nhiệm của người chủ trì cuộc họp
1. Quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung chương trình, thời gian của cuộc họp.
2. Xác định thời gian tối đa cho người tham dự cuộc họp trình bày ý kiến; trường hợp gần hết thời gian họp thì có thể phát phiếu xin ý kiến góp ý để tổng hợp, nghiên cứu.
3. Điều hành cuộc họp theo chương trình nghị sự đã được công bố trước cuộc họp, phát huy dân chủ trong thảo luận; khuyến khích các ý kiến có tính chất phản biện; tăng cường đối thoại, trao đổi, tranh luận trực tiếp.
4. Có ý kiến kết luận, quyết định khi kết thúc cuộc họp. Nội dung kết luận, quyết định đưa ra tại cuộc họp phải rõ ràng, chặt chẽ, có tính khả thi gồm các nội dung sau:
a) Nội dung công việc, tính chất và tầm quan trọng của công việc;
b) Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện, cơ quan, đơn vị, tổ chức cá nhân phối hợp thực hiện;
c) Thời gian và lộ trình thực hiện.
5. Chỉ đạo thu hồi tài liệu có chỉ dẫn về phạm vi lưu hành nội bộ, tài liệu xác định cấp độ mật đã phát cho các đại biểu tham dự họp.
6. Giao trách nhiệm cho cơ quan, đơn vị ra văn bản thông báo kết luận họp (nếu cần thiết).
7. Xem xét, quyết định việc hoãn họp, hủy họp, thay đổi về thời gian, địa điểm, nội dung, chương trình họp đối với các trường hợp sau:
a) Xảy ra tình huống bất khả kháng;
b) Có ý kiến chỉ đạo của cấp trên;
c) Chưa chuẩn bị kịp về nội dung, cơ sở vật chất hoặc những việc cần thiết khác cho cuộc họp;
d) Họp trực tuyến nhưng có sự cố đột xuất về kỹ thuật, đường truyền.
8. Quyết định về việc cho phép phóng viên báo chí của trung ương, địa phương tham dự và đưa tin về cuộc họp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.