Hợp đồng chuyển giao công nghệ có được sử dụng ngôn ngữ khác mà không phải Tiếng Việt theo quy định hay không?
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ được sử dụng ngôn ngữ khác mà không phải Tiếng Việt hay không?
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ có bắt buộc phải ghi các khái niệm thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng hay không?
- Việc thanh toán chuyển giao công nghệ có được trả theo phần trăm doanh thu thuần hay không?
- Giá chuyển giao công nghệ được quy định như thế nào?
Hợp đồng chuyển giao công nghệ được sử dụng ngôn ngữ khác mà không phải Tiếng Việt hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 22 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ như sau:
Giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ
1. Việc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác được coi là giao dịch bằng văn bản theo quy định của Bộ luật Dân sự. Văn bản hợp đồng phải được các bên ký, đóng dấu (nếu có); ký, đóng dấu giáp lai (nếu có) vào các trang của hợp đồng, phụ lục hợp đồng.
2. Ngôn ngữ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận.
3. Hợp đồng chuyển giao công nghệ được giao kết và thực hiện theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Cạnh tranh và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, ngôn ngữ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận. Do đó, hợp đồng chuyển giao công nghệ được sử dụng ngôn ngữ khác mà không phải Tiếng Việt.
Hợp đồng chuyển giao công nghệ có được sử dụng ngôn ngữ khác mà không phải Tiếng Việt theo quy định hay không? (Hình từ Internet)
Hợp đồng chuyển giao công nghệ có bắt buộc phải ghi các khái niệm thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng hay không?
Căn cứ theo Điều 23 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ như sau:
Nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ
1. Tên công nghệ được chuyển giao.
2. Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm.
3. Chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
4. Phương thức chuyển giao công nghệ.
5. Quyền và nghĩa vụ của các bên.
6. Giá, phương thức thanh toán.
7. Thời hạn, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
8. Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có).
9. Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ.
10. Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao.
11. Phạt vi phạm hợp đồng.
12. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
13. Cơ quan giải quyết tranh chấp.
14. Nội dung khác do các bên thỏa thuận.
Theo đó, hợp đồng chuyển giao công nghệ không bắt buộc phải ghi các khái niệm thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng.
Tuy nhiên, hợp đồng chuyển giao công nghệ phải có các nội dung sau:
- Tên công nghệ được chuyển giao.
- Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm.
- Chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
- Phương thức chuyển giao công nghệ.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Giá, phương thức thanh toán.
- Thời hạn, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
- Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ.
- Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao.
- Phạt vi phạm hợp đồng.
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
- Cơ quan giải quyết tranh chấp.
- Nội dung khác do các bên thỏa thuận.
Việc thanh toán chuyển giao công nghệ có được trả theo phần trăm doanh thu thuần hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 27 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về giá, phương thức thanh toán chuyển giao công nghệ như sau:
Giá, phương thức thanh toán chuyển giao công nghệ
1. Giá công nghệ chuyển giao do các bên thỏa thuận.
2. Việc thanh toán được thực hiện bằng phương thức sau đây:
a) Trả một lần hoặc nhiều lần bằng tiền hoặc hàng hóa;
b) Chuyển giá trị công nghệ thành vốn góp vào dự án đầu tư hoặc vào vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Trả theo phần trăm (%) giá bán tịnh;
d) Trả theo phần trăm (%) doanh thu thuần;
đ) Trả theo phần trăm (%) lợi nhuận trước thuế của bên nhận;
e) Phương thức thanh toán khác do các bên thỏa thuận.
...
Theo đó, việc thanh toán chuyển giao công nghệ có thể được thực hiện bằng phương thức trả theo phần trăm doanh thu thuần.
Ngoài ra, các bên có thể thực hiện việc thanh toán bằng phương thức sau đây:
+ Trả một lần hoặc nhiều lần bằng tiền hoặc hàng hóa;
+ Chuyển giá trị công nghệ thành vốn góp vào dự án đầu tư hoặc vào vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
+ Trả theo phần trăm giá bán tịnh;
+ Trả theo phần trăm lợi nhuận trước thuế của bên nhận;
+ Phương thức thanh toán khác do các bên thỏa thuận.
Giá chuyển giao công nghệ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1, 4 Điều 27 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về giá, phương thức thanh toán chuyển giao công nghệ như sau:
Giá, phương thức thanh toán chuyển giao công nghệ
1. Giá công nghệ chuyển giao do các bên thỏa thuận.
...
3. Giá công nghệ chuyển giao phải được kiểm toán và thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế và giá trong trường hợp sau đây:
a) Giữa các bên mà một hoặc nhiều bên có vốn nhà nước;
b) Giữa các bên có quan hệ theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
c) Giữa các bên có quan hệ liên kết theo quy định của pháp luật về thuế.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, giá công nghệ chuyển giao do các bên thỏa thuận.
Giá công nghệ chuyển giao phải được kiểm toán và thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế và giá trong trường hợp sau đây:
+ Giữa các bên mà một hoặc nhiều bên có vốn nhà nước;
+ Giữa các bên có quan hệ theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
+ Giữa các bên có quan hệ liên kết theo quy định của pháp luật về thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.