Hợp đồng bảo hiểm có cần phải nghi tên người thụ hưởng hay không? Hợp đồng bảo hiểm không được lập thành văn bản có bị vô hiệu hay không?
- Nội dung của hợp đồng bảo hiểm có cần phải ghi tên người thụ hưởng hay không?
- Hợp đồng bảo hiểm không được lập thành văn bản có bị vô hiệu hay không?
- Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm sau thời gian gia hạn đóng phí thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm hay không?
Nội dung của hợp đồng bảo hiểm có cần phải ghi tên người thụ hưởng hay không?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Nội dung của hợp đồng bảo hiểm
1. Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng (nếu có), doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;
b) Đối tượng bảo hiểm;
c) Số tiền bảo hiểm hoặc giá trị tài sản được bảo hiểm hoặc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm;
d) Phạm vi hoặc quyền lợi bảo hiểm; quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm;
đ) Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm;
e) Thời hạn bảo hiểm, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm;
g) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
h) Phương thức bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
i) Phương thức giải quyết tranh chấp.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản 1 Điều này đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe.
Theo đó, nội dung của hợp đồng bảo hiểm không bắt buộc phải ghi tên người thụ hưởng.
Tuy nhiên, nội dung của hợp đồng bảo hiểm phải có các nội dung chủ yếu sau:
- Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng (nếu có), doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;
- Đối tượng bảo hiểm;
- Số tiền bảo hiểm hoặc giá trị tài sản được bảo hiểm hoặc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm;
- Phạm vi hoặc quyền lợi bảo hiểm; quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm;
- Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm;
- Thời hạn bảo hiểm, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm;
- Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
- Phương thức bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
- Phương thức giải quyết tranh chấp.
Hợp đồng bảo hiểm có cần phải nghi tên người thụ hưởng hay không? Hợp đồng bảo hiểm phải không được lập thành văn bản có bị vô hiệu hay không? (Hình từ Internet)
Hợp đồng bảo hiểm không được lập thành văn bản có bị vô hiệu hay không?
Căn cứ theo điểm l khoản 1 Điều 25 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu
1. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong trường hợp sau đây:
...
l) Hợp đồng bảo hiểm không tuân thủ quy định về hình thức quy định tại Điều 18 của Luật này.
...
Trên cơ sở dẫn chiếu đến Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Hình thức, bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng, giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng, giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Nếu không đáp ứng điều kiện này thì thuộc trường hợp Hợp đồng bảo hiểm không tuân thủ quy định về hình thức và hợp đồng bảo hiểm sẽ bị vô hiệu.
Lưu ý: Khi hợp đồng bảo hiểm vô hiệu thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết.
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm sau thời gian gia hạn đóng phí thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoặc bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp sau đây:
1. Bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận hoặc sau thời gian gia hạn đóng phí;
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, bên mua bảo hiểm không chấp nhận yêu cầu về thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm quy định tại Điều 23 của Luật này;
3. Người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật này;
4. Bên mua bảo hiểm không đồng ý chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 4 Điều 92 của Luật này.
Theo đó, khi bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận hoặc sau thời gian gia hạn đóng phí thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.