Hội nghị quốc tế của ngành Tòa án nhân dân theo quy định được tổ chức bằng những nguồn kinh phí nào?
- Hội nghị quốc tế của ngành Tòa án nhân dân được tổ chức bằng những nguồn kinh phí nào?
- Đơn vị chủ trì có trách nhiệm gì trong việc tổ chức Hội nghị quốc tế thuộc thẩm quyền quyết định tổ chức của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao?
- Đơn vị nào có trách nhiệm làm thủ tục xin thị thực nhập cảnh cho chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam?
Hội nghị quốc tế của ngành Tòa án nhân dân được tổ chức bằng những nguồn kinh phí nào?
Căn cứ Điều 18 Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của ngành Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 2490/QĐ-TTCB năm 2011 quy định về hội nghị quốc tế như sau:
Hội nghị quốc tế
1. Hội nghị quốc tế nói trong Quy chế này được hiểu là hội nghị được tổ chức bằng kinh phí do cá nhân, tổ chức nước ngoài tài trợ, hoặc có sự tham gia của chuyên gia nước ngoài. Việc tổ chức hội nghị quốc tế phải tuân theo Quyết định số 76/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và các quy định tại Quy chế này.
2. Nếu thẩm quyền quyết định tổ chức Hội nghị quốc tế thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Chủ tịch nước, Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định hiện hành chuẩn bị dự thảo báo cáo, trình Ban Cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao xem xét, phê chuẩn và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Sau khi cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn đề xuất tổ chức Hội nghị, việc tiến hành tổ chức Hội nghị được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
...
Như vậy, theo quy định trên thì hội nghị quốc tế của ngành Tòa án nhân dân được tổ chức bằng kinh phí do cá nhân, tổ chức nước ngoài tài trợ hoặc có sự tham gia của chuyên gia nước ngoài.
Hội nghị quốc tế của ngành Tòa án nhân dân được tổ chức bằng những nguồn kinh phí nào? (Hình từ Internet)
Đơn vị chủ trì có trách nhiệm gì trong việc tổ chức Hội nghị quốc tế thuộc thẩm quyền quyết định tổ chức của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao?
Căn cứ khoản 3 Điều 18 Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của ngành Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 2490/QĐ-TTCB năm 2011 quy định về hội nghị quốc tế như sau:
Hội nghị quốc tế
...
3. Đối với các Hội nghị quốc tế thuộc thẩm quyền quyết định tổ chức của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:
a) Trách nhiệm của đơn vị chủ trì:
- Chuẩn bị nội dung các tài liệu, báo cáo, tham luận, các tư liệu, số liệu tại hội nghị, hội thảo cũng như nội dung các ấn phẩm phát hành trong quá trình tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế;
- Thực hiện các quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ nội bộ, các quy định về thông tin tuyên truyền về hội nghị, hội thảo;
- Thực hiện các quy định về chế độ chi tiêu, thanh quyết toán tài chính;
- Chậm nhất 15 ngày sau khi kết thúc hội nghị, hội thảo phải có báo cáo bằng văn bản đánh giá kết quả hội nghị, hội thảo gửi các cấp theo quy định hiện hành;
- Tổ chức in ấn, phát hành và khai thác kết quả của hội nghị, hội thảo dưới hình thức kỷ yếu, tài liệu tham khảo hoặc các hình thức thích hợp khác; chuyển các tài liệu liên quan cho Thư viện của Tòa án nhân dân tối cao để lưu giữ và sử dụng lâu dài trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc hội nghị, hội thảo.
...
Như vậy, theo quy định thì đơn vị chủ trì có các trách nhiệm sau:
(1) Chuẩn bị nội dung các tài liệu, báo cáo, tham luận, các tư liệu, số liệu tại hội nghị, hội thảo cũng như nội dung các ấn phẩm phát hành trong quá trình tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế;
(2) Thực hiện các quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ nội bộ, các quy định về thông tin tuyên truyền về hội nghị, hội thảo;
(3) Thực hiện các quy định về chế độ chi tiêu, thanh quyết toán tài chính;
(4) Chậm nhất 15 ngày sau khi kết thúc hội nghị, hội thảo phải có báo cáo bằng văn bản đánh giá kết quả hội nghị, hội thảo gửi các cấp theo quy định hiện hành;
(5) Tổ chức in ấn, phát hành và khai thác kết quả của hội nghị, hội thảo dưới hình thức kỷ yếu, tài liệu tham khảo hoặc các hình thức thích hợp khác;
Chuyển các tài liệu liên quan cho Thư viện của Tòa án nhân dân tối cao để lưu giữ và sử dụng lâu dài trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc hội nghị, hội thảo.
Đơn vị nào có trách nhiệm làm thủ tục xin thị thực nhập cảnh cho chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam?
Căn cứ khoản 3 Điều 18 Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của ngành Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 2490/QĐ-TTCB năm 2011 quy định về hội nghị quốc tế như sau:
Hội nghị quốc tế
...
3. Đối với các Hội nghị quốc tế thuộc thẩm quyền quyết định tổ chức của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:
...
b) Trách nhiệm của Vụ Hợp tác quốc tế:
- Làm thủ tục xin thị thực nhập cảnh cho chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam sau khi được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt;
- Phối hợp với đơn vị chủ trì giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo Chánh án quyết định các vấn đề vướng mắc phát sinh trong thời gian hội nghị, hội thảo;
- Phối hợp với Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao, đơn vị chủ trì tổ chức chiêu đãi (trong trường hợp cần thiết) và chuẩn bị quà lưu niệm cho chuyên gia nước ngoài theo quy định.
Trong trường hợp Vụ Hợp tác quốc tế đồng thời là đơn vị chủ trì hội nghị, hội thảo thì có trách nhiệm được quy định tại điểm a, khoản 3 của Điều này.
c) Trách nhiệm của các đơn vị khác thuộc Tòa án nhân dân tối cao:
- Phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức hội nghị, hội thảo thành công theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, theo đề nghị của đơn vị chủ trì hoặc Vụ Hợp tác quốc tế.
- Tạo điều kiện về thời gian và bố trí công việc hợp lý cho cán bộ, công chức của đơn vị tham dự hội nghị, hội thảo một cách đầy đủ theo giấy mời.
Như vậy, theo quy định thì Vụ Hợp tác quốc tế có trách nhiệm làm thủ tục xin thị thực nhập cảnh cho chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam sau khi được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.