Hội Khoáng thạch học Việt Nam được thành lập nhằm mục đích như thế nào? Hội Khoáng thạch học Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Hội Khoáng thạch học Việt Nam được thành lập nhằm mục đích như thế nào?
Căn cứ tại Điều 2 Điều lệ Hội Khoáng – Thạch học Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 121/2005/QĐ-BNV, có quy định về tôn chỉ, mục đích như sau:
Tôn chỉ, mục đích
Hội Khoáng - Thạch học Việt Nam (sau đây gọi là Hội) là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của những người hoạt động trong chuyên ngành Khoáng vật - Thạch học. Hội Khoáng - Thạch học là Hội thành viên của Tổng Hội Địa chất Việt Nam. Hội hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và theo Điều lệ Hội.
Mục đích của Hội là tập hợp đoàn kết rộng rãi những người hoạt động trong chuyên ngành Khoáng vật - Thạch học nhằm giúp đỡ nhau phát huy tài năng và trí tuệ, nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cống hiến cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước góp phần xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh
Như vậy, theo quy định trên thì Hội Khoáng thạch học Việt Nam được thành lập nhằm mục đích là tập hợp đoàn kết rộng rãi những người hoạt động trong chuyên ngành Khoáng vật - Thạch học nhằm giúp đỡ nhau phát huy tài năng và trí tuệ, nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cống hiến cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước góp phần xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Hội Khoáng thạch học Việt Nam được thành lập nhằm mục đích như thế nào? (Hình từ Internet)
Hội Khoáng thạch học Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Điều lệ Hội Khoáng – Thạch học Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 121/2005/QĐ-BNV, có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Tiến hành nghiên cứu khoa học, áp dụng các học thuyết mới, các tiến bộ khoa học, công nghệ, các kinh nghiệm tiên tiến ở trong nước và trên thế giới vào công tác điều tra cơ bản về địa chất và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản, đồng thời bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
2. Điều hòa, phối hợp với các Chi hội thành viên, các tổ chức trực thuộc Hội phát huy khả năng sáng tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, năng suất công tác và hiệu quả kinh doanh trong các hoạt động liên quan đến khoáng - thạch, bao gồm các khâu: nghiên cứu cơ bản, điều tra địa chất, khai thác mỏ, gia công chế biến khoáng chất công nghiệp, kiểm định chất lượng khoáng sản và kinh doanh khoáng sản.
3. Tư vấn, phản biện và thẩm định khoa học với Nhà nước, các Bộ, ngành và địa phương về chiến lược phát triển địa chất, tài nguyên khoáng sản; về các chính sách, chế độ và biện pháp liên quan đến hoạt động khoáng - thạch học; về các dự án đầu tư liên quan đến cấu trúc nền móng, vật liệu – xây dựng, khoáng chất công nghiệp; các đề tài nghiên cứu khoa học, các báo cáo kết quả điều tra và sử dụng tài nguyên địa chất khi có yêu cầu.
4. Động viên nhiệt tình và khả năng sáng tạo của hội viên trong việc tham gia công tác điều tra cơ bản về địa chất và khoáng sản nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
5. Khuyến khích và giúp đỡ hội viên nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật góp phần đào tạo nhân tài của ngành Địa chất Việt Nam.
6. Thông tin, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật địa chất, tài nguyên khoáng sản trong nhân dân; tuyên truyền, khuyến khích sáng tạo của đội ngũ cán bộ và công nhân ngành địa chất, khoáng sản.
7. Tiến hành các hoạt động kinh tế theo quy định của pháp luật thông qua việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm tạo nguồn thu cho quỹ của Hội và tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho hội viên.
Theo đó, thì Hội Khoáng thạch học Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định trên.
Hội Khoáng thạch học Việt Nam hoạt động theo phương thức nào?
Căn cứ tại Điều 5 Điều lệ Hội Khoáng – Thạch học Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 121/2005/QĐ-BNV, có quy định về phương thức hoạt động như sau:
Phương thức hoạt động
1. Tổ chức hội nghị, hội thảo, trao đổi thông tin về chuyên ngành Khoáng - Thạch học trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật.
2. Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, ngoại ngữ cho hội viên và quần chúng.
3. Tổ chức, tham gia viết, xuất bản các tư liệu công trình nghiên cứu địa chất, khoáng vật học, thạch học.
4. Hợp đồng khoa học công nghệ, hợp đồng kinh tế để triển khai các nhiệm vụ ở Điều 4.
5. Hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu điều tra địa chất, khoáng sản, khen thưởng động viên các hoạt động sáng tạo, các công trình nghiên cứu xuất sắc và thành tích học tập của học sinh, sinh viên và nghiên cứu sinh trong ngành.
6. Mở rộng quan hệ hợp tác với các hội ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật nhằm học hỏi kinh nghiệm và tranh thủ sự giúp đỡ, viện trợ để Hội phát triển.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội Khoáng thạch học Việt Nam hoạt động theo phương thức sau:
- Tổ chức hội nghị, hội thảo, trao đổi thông tin về chuyên ngành Khoáng - Thạch học trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật.
- Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, ngoại ngữ cho hội viên và quần chúng.
- Tổ chức, tham gia viết, xuất bản các tư liệu công trình nghiên cứu địa chất, khoáng vật học, thạch học.
- Hợp đồng khoa học công nghệ, hợp đồng kinh tế để triển khai các nhiệm vụ ở Điều 4 Quy chế này;
- Hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu điều tra địa chất, khoáng sản, khen thưởng động viên các hoạt động sáng tạo, các công trình nghiên cứu xuất sắc và thành tích học tập của học sinh, sinh viên và nghiên cứu sinh trong ngành.
- Mở rộng quan hệ hợp tác với các hội ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật nhằm học hỏi kinh nghiệm và tranh thủ sự giúp đỡ, viện trợ để Hội phát triển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.