Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ LĐTBXH do ai quyết định thành lập?
- Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ LĐTBXH do ai quyết định thành lập?
- Phiên họp Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ chỉ tiến hành họp khi nào?
- Trong trường hợp chủ tịch Hội đồng vắng mặt thì ai được thay mặt chủ tịch chủ trì phiên họp?
Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ LĐTBXH do ai quyết định thành lập?
Căn cứ khoản 1 Điều 23 Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 332/QĐ-LĐTBXH năm 2018 quy định về Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ như sau:
Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
1. Đơn vị quản lý nhiệm vụ KH&CN trình Bộ trưởng ban hành quyết định thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ (sau đây gọi là Hội đồng) trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
2. Hội đồng có bảy (07) thành viên bao gồm chủ tịch, phó chủ tịch, hai (02) ủy viên phản biện và các ủy viên khác; trong đó năm (05) ủy viên là các các nhà khoa học, hai (02) ủy viên là nhà quản lý có năng lực, uy tín, am hiểu lĩnh vực chuyên môn của nhiệm vụ KH&CN. Các thành viên đã tham gia Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ được ưu tiên mời tham gia Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN tương ứng.
...
Như vậy, theo quy định thì Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ do Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quyết định thành lập.
Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ LĐTBXH do ai quyết định thành lập? (Hình từ Internet)
Phiên họp Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ chỉ tiến hành họp khi nào?
Căn cứ khoản 6 Điều 23 Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 332/QĐ-LĐTBXH năm 2018 quy định về Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ như sau:
Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
...
6. Phiên họp của Hội đồng
a) Tài liệu đánh giá, nghiệm thu được quy định tại Khoản 1 Điều 22 và Phiếu nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN (mẫu B30-NXKQ) được gửi đến các thành viên Hội đồng và tổ chuyên gia (nếu có) trước phiên họp ít nhất năm (05) ngày làm việc.
b) Phiên họp Hội đồng được tổ chức trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày có quyết định thành lập Hội đồng và Hội đồng chỉ tiến hành họp khi bảo đảm các yêu cầu sau:
- Có ý kiến thẩm định bằng văn bản của hai (02) ủy viên phản biện kết luận đề tài đạt yêu cầu để tổ chức họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp Bộ;
- Phiên họp Hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng tham dự, trong đó phải có chủ tịch hoặc phó chủ tịch (trong trường hợp chủ tịch vắng mặt) và các ủy viên phản biện.
c) Thành phần tham dự các phiên họp của Hội đồng:
- Thành viên Hội đồng;
- Chủ nhiệm nhiệm vụ, đại diện tổ chức chủ trì;
- Khách mời của Hội đồng gồm đại diện các đơn vị có liên quan thuộc Bộ, các thành viên khác được mời trong trường hợp cần thiết;
- Đơn vị quản lý nhiệm vụ KH&CN của Bộ cử một (01) thư ký hành chính giúp việc chuẩn bị tài liệu và tổ chức các phiên họp của Hội đồng.
...
Như vậy, theo quy định thì phiên họp Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ chỉ tiến hành họp khi bảo đảm các yêu cầu sau:
(1) Có ý kiến thẩm định bằng văn bản của hai (02) ủy viên phản biện kết luận đề tài đạt yêu cầu để tổ chức họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp Bộ;
(2) Phiên họp Hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng tham dự, trong đó phải có chủ tịch hoặc phó chủ tịch (trong trường hợp chủ tịch vắng mặt) và các ủy viên phản biện.
Trong trường hợp chủ tịch Hội đồng vắng mặt thì ai được thay mặt chủ tịch chủ trì phiên họp?
Căn cứ khoản 6 Điều 23 Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 332/QĐ-LĐTBXH năm 2018 quy định về Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ như sau:
Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
...
6. Phiên họp của Hội đồng
...
d) Trình tự làm việc của Hội đồng:
- Đại diện đơn vị Quản lý nhiệm vụ KH&CN công bố quyết định thành lập Hội đồng, giới thiệu thành phần và đại biểu tham dự; những nội dung, yêu cầu chủ yếu đối với việc đánh giá, nghiệm thu;
- Chủ tịch Hội đồng điều khiển phiên họp. Trong trường hợp chủ tịch Hội đồng vắng mặt thì phó chủ tịch Hội đồng là người chủ trì phiên họp. Chủ tịch Hội đồng thống nhất và thông qua nội dung làm việc của Hội đồng;
- Hội đồng bầu thư ký khoa học; bầu ban kiểm phiếu gồm hai (02) thành viên (thư ký khoa học là trưởng ban) để tổng hợp ý kiến của các thành viên hội đồng;
- Chủ nhiệm nhiệm vụ trình bày tóm tắt quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ, tóm tắt về kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN;
- Các thành viên Hội đồng nêu câu hỏi đối với chủ nhiệm nhiệm vụ về kết quả và các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ KH&CN. Chủ nhiệm nhiệm vụ và các cá nhân có liên quan trả lời các câu hỏi của Hội đồng (nếu có);
...
Như vậy, theo quy định, trong trường hợp chủ tịch Hội đồng vắng mặt thì phó chủ tịch Hội đồng là người chủ trì phiên họp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.