Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục mầm non tích hợp do ai quyết định thành lập và thành lập trong bao nhiêu ngày?
Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục mầm non tích hợp do ai quyết định thành lập và thành lập trong bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 04/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Thẩm định, phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp
1. Hội đồng thẩm định:
a) Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục tích hợp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập. Hội đồng thẩm định chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng thẩm định và đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp;
b) Hội đồng thẩm định gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các Ủy viên là cán bộ nghiên cứu, chuyên gia giáo dục mầm non hoặc giáo dục phổ thông, giáo viên của các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giảng viên của các cơ sở đào tạo giáo viên, đại diện các tổ chức có liên quan, số lượng thành viên Hội đồng thẩm định phải là số lẻ, tối thiểu là 07 (bảy) người;
c) Hội đồng thẩm định được thành lập trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận đủ hồ sơ đề nghị phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp. Hội đồng thẩm định tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
...
Theo đó, Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục mầm non tích hợp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập.
Hội đồng thẩm định chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng thẩm định và đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp;
Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục mầm non tích hợp được thành lập trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận đủ hồ sơ đề nghị phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp.
Hội đồng thẩm định tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Chương trình giáo dục mầm non tích hợp (Hình từ Internet)
Thành viên Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục mầm non tích hợp phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 04/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Thẩm định, phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp
...
2. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng thẩm định:
a) Có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; có đủ sức khỏe và thời gian tham gia thẩm định chương trình;
b) Có trình độ đại học trở lên; có chuyên môn, am hiểu về khoa học giáo dục và chương trình giáo dục mầm non hoặc giáo dục phổ thông tương ứng; có trình độ ngoại ngữ đảm bảo hiểu chương trình giáo dục mầm non hoặc giáo dục phổ thông tương ứng của nước ngoài;
c) Người tham gia xây dựng chương trình giáo dục tích hợp đang được xem xét phê duyệt thì không được tham gia thẩm định chương trình giáo dục tích hợp.
...
Như vậy, thành viên Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục mầm non tích hợp phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
- Có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; có đủ sức khỏe và thời gian tham gia thẩm định chương trình;
- Có trình độ đại học trở lên; có chuyên môn, am hiểu về khoa học giáo dục và chương trình giáo dục mầm non tương ứng; có trình độ ngoại ngữ đảm bảo hiểu chương trình giáo dục mầm non tương ứng của nước ngoài;
- Người tham gia xây dựng chương trình giáo dục tích hợp đang được xem xét phê duyệt thì không được tham gia thẩm định chương trình giáo dục tích hợp.
Chương trình giáo dục mầm non tích hợp được xây dựng trên cơ sở nào?
Tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2020/TT-BGDĐT quy định cụ thể:
Tích hợp chương trình giáo dục mầm non
1. Chương trình giáo dục tích hợp được xây dựng trên cơ sở chương trình giáo dục mầm non của Việt Nam, bổ sung các mặt phát triển hoặc lĩnh vực phát triển (sau đây gọi chung là lĩnh vực phát triển), nội dung, hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục mầm non của nước ngoài mà chương trình giáo dục mầm non của Việt Nam không có; tích hợp các lĩnh vực phát triển có trong cả hai chương trình để bảo đảm mục tiêu của chương trình giáo dục của Việt Nam và chương trình giáo dục của nước ngoài.
2. Việc tích hợp chương trình được thực hiện theo lĩnh vực phát triển hoặc nhóm lĩnh vực phát triển của trẻ em trên cơ sở lấy nội dung, hoạt động giáo dục của lĩnh vực phát triển của một trong hai chương trình, bổ sung nội dung, hoạt động giáo dục của lĩnh vực phát triển của chương trình còn lại mà chương trình kia không có để bảo đảm mục tiêu của lĩnh vực phát triển của cả hai chương trình.
3. Văn bản, tài liệu thuyết minh việc tích hợp chương trình giáo dục mầm non gồm:
a) Kế hoạch giáo dục, trong đó nêu rõ tên các lĩnh vực phát triển, hoạt động giáo dục; thời lượng, ngôn ngữ giảng dạy;
b) Bản so sánh các lĩnh vực phát triển, nội dung và các hoạt động giáo dục của hai chương trình giáo dục được dùng để tích hợp.
Theo đó, chương trình giáo dục mầm non tích hợp được xây dựng trên cơ sở chương trình giáo dục mầm non của Việt Nam, bổ sung các mặt phát triển hoặc lĩnh vực phát triển (sau đây gọi chung là lĩnh vực phát triển), nội dung, hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục mầm non của nước ngoài mà chương trình giáo dục mầm non của Việt Nam không có;
Tích hợp các lĩnh vực phát triển có trong cả hai chương trình để bảo đảm mục tiêu của chương trình giáo dục của Việt Nam và chương trình giáo dục của nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.