Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia có nhiệm vụ tham mưu đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề gì?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là theo quy định hiện nay thì Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia có nhiệm vụ tham mưu đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề gì? Câu hỏi của anh Nhật Minh đến từ Quảng Nam.

Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia thực hiện tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ theo hình thức nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 1 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 1569/QĐ-TTg năm 2010, có quy định về chức

Chức năng của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia
1. Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia (sau đây gọi tắt là Hội đồng) là cơ quan tư vấn của Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề quan trọng liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Hội đồng có tên giao dịch tiếng Anh là National Council for Cultural Heritage (NCCH).
2. Hội đồng thực hiện tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ với hai hình thức: tư vấn theo yêu cầu và tư vấn độc lập.
3. Hội đồng có con dấu và tài khoản riêng.
Kinh phí hoạt động của Hội đồng (không bao gồm tiền lương) được ngân sách nhà nước cấp và được bố trí trong ngân sách hàng năm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia thực hiện tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ theo hình thức là tư vấn theo yêu cầu và tư vấn độc lập.

Di sản văn hóa

Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia (Hình từ Internet)

Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia có nhiệm vụ tham mưu đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 1569/QĐ-TTg năm 2010, có quy định về

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng
1. Hội đồng có nhiệm vụ tham mưu đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề:
a) Phương hướng, chiến lược, các chính sách lớn về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
b) Xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; xác định chỉ có khu vực bảo vệ I đối với di tích quốc gia đặc biệt;
c) Công nhận bảo vật quốc gia;
d) Đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản;
đ) Thành lập bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành;
e) Đề nghị UNESCO đưa di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu và di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới;
g) Các vấn đề khoa học về di sản văn hóa liên quan đến các dự án lớn về kinh tế - xã hội;
h) Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về di sản văn hóa.
2. Thẩm định đối với hồ sơ về di sản văn hóa do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Di sản văn hóa.
3. Tham gia ý kiến đối với các vấn đề quan trọng khác về di sản văn hóa do Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hoặc Hội đồng thấy cần kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ.
4. Tổ chức các hoạt động của Hội đồng (các phiên họp thường kỳ và đột xuất, chuyên đề, khảo sát, hội thảo khoa học, hợp tác quốc tế…).

Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia có nhiệm vụ tham mưu đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề sau:

- Phương hướng, chiến lược, các chính sách lớn về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

- Xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; xác định chỉ có khu vực bảo vệ I đối với di tích quốc gia đặc biệt;

- Công nhận bảo vật quốc gia;

- Đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản;

- Thành lập bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành;

- Đề nghị UNESCO đưa di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu và di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới;

- Các vấn đề khoa học về di sản văn hóa liên quan đến các dự án lớn về kinh tế - xã hội;

- Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về di sản văn hóa.

Thành viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia hoạt động theo nguyên tắc nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 1569/QĐ-TTg năm 2010, có quy định về những nguyên tắc chung như sau:

Những nguyên tắc chung
1. Các thành viên Hội đồng tham gia các hoạt động của Hội đồng với tư cách cá nhân nhà khoa học, không đại diện cho cơ quan hoặc tổ chức nơi mình làm việc. Các đề xuất của các thành viên Hội đồng phải khách quan và trung thực.
2. Hội đồng họp thường kỳ 6 tháng một lần. Khi cần thiết Chủ tịch Hội đồng triệu tập các phiên họp bất thường.
3. Phiên họp của Hội đồng phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng (tỷ lệ 2/3 được tính bao gồm cả các thành viên vắng mặt có lý do, nhưng có ý kiến góp ý bằng văn bản gửi đến Hội đồng trước phiên họp).

Như vậy, theo quy định trên thì các thành viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia hoạt động với tư cách cá nhân nhà khoa học, không đại diện cho cơ quan hoặc tổ chức nơi mình làm việc.

Các đề xuất của các thành viên Hội đồng phải khách quan và trung thực.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

667 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào