Hội đồng bầu cử quốc gia hoạt động theo chế độ nào? Hội đồng bầu cử quốc gia có được quyền xóa tên người ứng cử đại biểu Quốc hội không?
Hội đồng bầu cử quốc gia hoạt động theo chế độ nào?
Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia được quy định tại Điều 13 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 như sau:
Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia
Hội đồng bầu cử quốc gia hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Các cuộc họp được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên của Hội đồng bầu cử quốc gia tham dự; các quyết định được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Hội đồng bầu cử quốc gia chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo về hoạt động của mình trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Như vậy, theo quy định, Hội đồng bầu cử quốc gia hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.
Lưu ý: Các cuộc họp của Hội đồng bầu cử quốc gia chỉ được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên của Hội đồng tham dự; các quyết định được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Hội đồng bầu cử quốc gia hoạt động theo chế độ nào? (Hình từ Internet)
Hội đồng bầu cử quốc gia có được quyền xóa tên người ứng cử đại biểu Quốc hội không?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng bầu cử quốc gia trong việc tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội được quy định tại khoản 4 Điều 15 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng bầu cử quốc gia trong việc tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội
...
3. Gửi danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của những người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở trung ương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội đến Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để thực hiện việc hiệp thương. Giới thiệu và gửi hồ sơ của người ứng cử đại biểu Quốc hội đã được Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiệp thương, giới thiệu để về ứng cử tại các tình, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Lập và công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội theo từng đơn vị bầu cử; xóa tên người ứng cử trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội.
5. Nhận và kiểm tra biên bản xác định kết quả bầu cử của các Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành, phố trực thuộc trung ương, Ban bầu cử; lập biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội trong cả nước.
6. Quyết định việc bầu cử thêm, bầu cử lại đại biểu Quốc hội hoặc hủy bỏ kết quả bầu cử và quyết định ngày bầu cử lại ở khu vực bỏ phiếu, đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội có vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
7. Xác nhận và công bố kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội trong cả nước; xác nhận tư cách của người trúng cử đại biểu Quốc hội.
...
Theo đó, Hội đồng bầu cử quốc gia có nghĩa vụ lập và công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội theo từng đơn vị bầu cử.
Đồng thời, Hội đồng bầu cử quốc gia cũng có quyền xóa tên người ứng cử trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia được quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia
1. Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình danh sách các Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, các Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia để Quốc hội phê chuẩn;
b) Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng bầu cử quốc gia;
c) Lãnh đạo và điều hành công việc của Hội đồng bầu cử quốc gia;
d) Giữ liên hệ với các thành viên của Hội đồng bầu cử quốc gia;
đ) Thay mặt Hội đồng bầu cử quốc gia trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức khác;
e) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Hội đồng bầu cử quốc gia phân công.
2. Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Hội đồng bầu cử quốc gia phân công và chịu trách nhiệm trước Hội đồng bầu cử quốc gia về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
3. Khi Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia vắng mặt, một Phó Chủ tịch được Chủ tịch ủy nhiệm thay mặt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
(1) Trình danh sách các Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, các Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia để Quốc hội phê chuẩn;
(2) Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng bầu cử quốc gia;
(3) Lãnh đạo và điều hành công việc của Hội đồng bầu cử quốc gia;
(4) Giữ liên hệ với các thành viên của Hội đồng bầu cử quốc gia;
(5) Thay mặt Hội đồng bầu cử quốc gia trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức khác;
(6) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Hội đồng bầu cử quốc gia phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.