Xây dựng môi trường văn hóa số theo Quyết định mới phê duyệt về Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023 - 2030 ra sao?
Ngày 15/05/2023, Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định 515/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025.
Văn hóa số là gì?
Theo Cẩm nang Chuyển đổi số - Bộ Thông tin & Truyền thông đã khái niệm Văn hóa trong xã hội thực hình thành qua hàng trăm năm, hàng nghìn năm. Còn xã hội số mới chỉ đang hình thành trong vài chục năm trở lại đây. Vì vậy, văn hóa số cũng mới chỉ đang hình thành, đó là các quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức của con người trong môi trường số.
Xây dựng môi trường văn hóa số theo Quyết định mới phê duyệt Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023 - 2030 ra sao? (Hình internet)
08 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023 - 2030 là gì?
Tại Mục II Điều 1 Quyết định 515/QĐ-TTg năm 2023, Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023 - 2030 đã đề ra 08 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:
- Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về văn hóa, nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đồng thời phổ biến, truyền thông nâng cao nhận thức về Chương trình.
- Bảo tồn, phát huy bền vững các giá trị văn hóa của dân tộc: Đẩy mạnh xây dựng hồ sơ khoa học các di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu hoặc có nguy cơ mai một, cần được bảo vệ khẩn cấp để ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, di sản thế giới; đẩy mạnh công tác sưu tầm tài liệu cổ, quý hiếm có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa: Tăng cường năng lực cơ sở vật chất, hỗ trợ xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở, khu vui chơi, giải trí dành cho trẻ em tại các khu công nghiệp, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn và các địa phương không tự cân đối được ngân sách. Nghiên cứu phát triển tổ hợp Trung tâm Nghệ thuật biểu diễn quốc gia; xây dựng Dàn nhạc dân tộc quốc gia Việt Nam.
- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nâng cao đời sống tinh thần, năng lực thẩm mỹ của nhân dân: Nghiên cứu xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị và chuẩn mực ứng xử của người Việt Nam; chuẩn mực về văn hóa trong công sở, của công chức, cộng đồng; quy tắc ứng xử văn hóa, văn minh trong môi trường số.
- Phát triển đội ngũ văn nghệ sỹ, trí thức và nguồn nhân lực quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lượng cao trong lĩnh vực văn hóa: Xây dựng chương trình khoa học nghiên cứu cơ bản về văn hóa, về văn hóa trong xã hội số, văn hóa đặc thù của các dân tộc, nghệ thuật đỉnh cao, nghệ thuật truyền thống.
- Phát triển các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật của Việt Nam có giá trị đỉnh cao về nghệ thuật và tư tưởng.
- Quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam ra thế giới: Nâng cao năng lực vận hành, hoạt động của các trung tâm văn hoá Việt Nam tại Lào và Pháp. Tổ chức dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
- Huy động nguồn lực và quản lý thực hiện Chương trình, đa dạng hóa các nguồn lực để thực hiện Chương trình, trong đó ngân sách nhà nước đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định.
Xây dựng môi trường văn hóa số theo Quyết định mới phê duyệt Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023 - 2030 ra sao?
Tại Mục II Điều 1 Quyết định 515/QĐ-TTg năm 2023 quy định nội dung xây dựng môi trường văn hóa số phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số và công dân số ở Việt Nam giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn 2045 được đề cập đến trong nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nâng cao đời sống tinh thần, năng lực thẩm mỹ của nhân dân
Ngoài ra, nhiệm vụ này cũng đề cập thực hiện:
- Nghiên cứu xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị và chuẩn mực ứng xử của người Việt Nam; chuẩn mực về văn hóa trong công sở, của công chức, cộng đồng; quy tắc ứng xử văn hóa, văn minh trong môi trường số.
- Xây dựng và hỗ trợ phát triển không gian trải nghiệm sách đa phương tiện hiện đại phục vụ phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng tại thư viện cấp tỉnh, thư viện cộng đồng ở những địa phương chưa có thư viện cấp xã.
- Xây dựng và triển khai các hoạt động giáo dục nghệ thuật, nâng cao năng lực thẩm mỹ cho thanh, thiếu niên Việt Nam, chương trình giáo dục nghệ thuật trong nhà trường.
- Thúc đẩy hoạt động, hỗ trợ trang thiết bị cho các đội thông tin, tuyên truyền lưu động tại vùng biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn.
Như vậy, xây dựng môi trường văn hóa số phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số và công dân số ở Việt Nam giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn 2045 theo nhiệm vụ, giải pháp được đề ra tại Quyết định 515/QĐ-TTg năm 2023.
- Bên cạnh đó, các Bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình; bảo đảm tiến độ, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo thẩm quyền, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm:
Chủ động cân đối, bố trí đủ nguồn vốn đối ứng từ ngân sách địa phương theo quy định, cũng như có giải pháp huy động hiệu quả các nguồn lực hợp pháp khác ngoài ngân sách để thực hiện Chương trình tại địa phương.
Trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất, xác định cụ thể nhu cầu về diện tích và vị trí đất dành cho xây dựng công trình văn hóa; dành quỹ đất hợp lý tại các vị trí thuận lợi để đầu tư mới các công trình văn hóa trong khuôn khổ Chương trình; đối với các khu đô thị mới, ưu tiên bố trí diện tích và vị trí đất cho xây dựng các công trình văn hóa trong khuôn khổ Chương trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.