Ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, xúc tiến thương mại và phát triển du lịch làng nghề?

Anh chị cho tôi hỏi hoạt động ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, xúc tiến thương mại và phát triển du lịch làng nghề trong thực hiện chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030 được quy định như thế nào? Tôi cảm ơn!

Ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, xúc tiến thương mại và phát triển du lịch làng nghề?

Căn cứ theo quy định tại Mục IV Điều 1 Quyết định 801/QĐ-TTg năm 2022 quy định về ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, xúc tiến thương mại và phát triển du lịch làng nghề như sau:

“8. Chuyển giao khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế
a) Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ và vật liệu mới vào sản xuất, ưu tiên công nghệ thân thiện với môi trường và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo. Kết hợp công nghệ mới với kỹ thuật, công nghệ truyền thống để nâng cao hiệu quả sản xuất nhưng không ảnh hưởng đến giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ và giá trị truyền thống của sản phẩm.
b) Khuyến khích các tổ chức, đơn vị nghiên cứu khoa học, cá nhân tham gia các chương trình, đề tài khoa học, dự án khôi phục kỹ thuật nghề truyền thống, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ kết hợp với sử dụng kỹ thuật, công nghệ truyền thống, nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm mới của làng nghề.
c) Khuyến khích sự liên kết giữa các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành thiết kế, các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo với các làng nghề, cơ sở sản xuất để thiết kế, cải tiến mẫu mã sản phẩm, phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường.
d) Ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, xúc tiến thương mại và phát triển du lịch làng nghề.
đ) Hỗ trợ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp cải thiện điều kiện sản xuất, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế đối với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực.
9. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu
a) Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế, xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề theo các chương trình, kế hoạch xúc tiến thương mại, Chương trình OCOP; hỗ trợ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tại làng nghề xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu, quảng bá sản phẩm, bán hàng trực tuyến.
b) Xây dựng các điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các chợ, cửa hàng, trung tâm thương mại, các trạm nghỉ ven đường quốc lộ, điểm du lịch để quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm.
c) Hỗ trợ các cơ sở sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, hệ thống truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý, bộ nhận diện thương hiệu cho các sản phẩm; hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể sản xuất tại các làng nghề lập hồ sơ tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP.
d) Hỗ trợ phát triển thương hiệu các sản phẩm làng nghề của đồng bào các dân tộc Việt Nam phục vụ xuất khẩu và xuất khẩu tại chỗ, đặc biệt cho phân khúc thị trường cao cấp.”

Theo đó, cần phải ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, xúc tiến thương mại và phát triển du lịch làng nghề trong thực hiện chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030.

Ứng dụng công nghệ số, chuyển đối số để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, xúc tiến thương mại và phát triển du lịch làng nghề?

Ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, xúc tiến thương mại và phát triển du lịch làng nghề? (Hình từ internet)

Xây dựng chuỗi liên kết giá trị làng nghề thực hiện chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030?

Căn cứ theo quy định tại Mục IV Điều 1 Quyết định 801/QĐ-TTg năm 2022 quy định về xây dựng chuỗi liên kết giá trị làng nghề thực hiện chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030 như sau:

“10. Xây dựng chuỗi liên kết giá trị làng nghề
a) Tổ chức lại sản xuất làng nghề theo hướng hình thành các chuỗi liên kết giá trị từ vùng nguyên liệu, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Phát triển kinh tế tập thể, thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia chuỗi giá trị để cung cấp các dịch vụ cho các cơ sở sản xuất, đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng hiệu quả, nâng cao giá trị sản phẩm.
b) Thiết kế, xây dựng các tuyến, điểm và tổ chức hoạt động du lịch, thăm quan, giáo dục, trải nghiệm nghề và làng nghề truyền thống, liên kết chặt chẽ với các chương trình du lịch nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của làng nghề và các sản phẩm của địa phương.
c) Hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình thí điểm liên kết theo chuỗi giá trị: Mô hình bảo tồn và phát triển làng nghề tiêu biểu gắn với vùng nguyên liệu có chứng chỉ, bảo tồn và phát triển làng nghề gắn với du lịch; bảo tồn vàphát triển nghề truyền thống gắn với xây dựng thương hiệu; ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất và xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề.
11. Nâng cao chất lượng của các hiệp hội ngành hàng
a) Hỗ trợ thành lập các hiệp hội chuyên ngành của các nhóm ngành nghề nông thôn phù hợp với quy định của pháp luật. Hỗ trợ các hiệp hội chuyên ngành xây dựng vùng nguyên liệu, đào tạo lao động, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất, phát triển sản phẩm, xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế.
b) Các hiệp hội ngành hàng đẩy mạnh nghiên cứu, phổ biến thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế, các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, thông tin về thị trường, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, mẫu mã sản phẩm, thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và quốc tế để các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nắm bắt cơ hội, định hướng sản xuất phù hợp, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
c) Chủ động xác định nhu cầu và thực hiện công tác đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực cho các làng nghề.”

Theo đó, đảm bảo thực hiện giải pháp xây dựng chuỗi liên kết giá trị làng nghề bao gồm thiết kế, xây dựng các tuyến, điểm và tổ chức hoạt động du lịch, thăm quan, giáo dục, trải nghiệm nghề và làng nghề truyền thống, liên kết chặt chẽ với các chương trình du lịch nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của làng nghề và các sản phẩm của địa phương để thực hiện chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030.

Tăng cường truyền thông, thu hút các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư cho các hoạt động bảo tồn và phát triển làng nghề?

Căn cứ theo quy định tại Mục IV Điều 1 Quyết định 801/QĐ-TTg năm 2022 quy định về tăng cường truyền thông, thu hút các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư cho các hoạt động bảo tồn và phát triển làng nghề như sau:

“12. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
a) Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức, cá nhân và xã hội về vai trò và tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
b) Đẩy mạnh truyền thông, khuyến khích liên kết, thu hút các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư cho các hoạt động bảo tồn và phát triển làng nghề; khuyến khích người dân sử dụng, trưng bày các sản phẩm của làng nghề Việt Nam.
c) Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động nhằm tôn vinh nghệ nhân, thợ giỏi của làng nghề; tổ chức các lễ hội làng nghề, hội thi các sản phẩm thủ công, sản phẩm làng nghề.
13. Rà soát, hoàn thiện chính sách bảo tồn và phát triển làng nghề
a) Rà soát cơ chế, chính sách về đất đai, thu hút đầu tư, hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường, khuyến công, đào tạo nghề cho lao động nông thôn và các chính sách liên quan để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề.
b) Nghiên cứu, hoàn thiện quy định phong tặng, tôn vinh danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi; chính sách hỗ trợ nghệ nhân, thợ giỏi phát triển nghề nghiệp và tham gia đào tạo, truyền nghề.
14. Các dự án ưu tiên để thực hiện Chương trình tại Phụ lục kèm theo Quyết định này”

Như vây, cần phải đảm bảo thực hiện giải pháp ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, xúc tiến thương mại và phát triển du lịch làng nghề trong để thực hiện chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

963 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào