Từ ngày 24/03/2022, cần đáp ứng điều kiện gì để hành khách, lái tàu được đi tàu lửa tại tất cả các vùng có dịch Covid-19?

Bộ Giao thông Vận tải ban hành Quyết định 362/QĐ-BGTVT năm 2022 hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải đường sắt thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Vậy từ ngày 24/03/2022, hành khách, lái tàu khi đi tàu lửa trên địa bàn cả nước cần đáp ứng điều kiện gì?

Từ ngày 24/03/2022, hành khách, lái tàu được đi tàu lửa lại kèm theo điều kiện

Theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 1 Quyết định 362/QĐ-BGTVT năm 2022 thì hoạt động vận tải đường sắt mở lại tại các vùng có dịch có dịch Covid-19 phải thực hiện theo Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 và các quy định về phòng chống dịch của địa phương. Theo đó, yêu cầu hành khách, lái tàu tham gia giao thông đường sắt phải tuân thủ các điều kiện về phòng, chống dịch Covid-19 sau đây:

"Điều 1. Ban hành Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải đường sắt đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 với các nội dung sau:
...

4. Biện pháp phòng chống dịch COVID-19: Thực hiện theo các quy định tại Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 và các quy định về phòng chống dịch của địa phương.
4.1. Ban lái máy (gồm: lái tàu, phụ lái tàu); tổ tàu (gồm: trưởng tàu và nhân viên công tác trên tàu); người làm việc tại ga đường sắt và hành khách phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế;
b) Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế;
c) Xét nghiệm y tế, cách ly y tế: thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn của Bộ Y tế và Y tế địa phương.
4.2. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo yêu cầu, hướng dẫn của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế và Y tế địa phương."

Như vậy, ban lái máy (gồm: lái tàu, phụ lái tàu); tổ tàu (gồm: trưởng tàu và nhân viên công tác trên tàu), người làm việc tại ga đường sắt và hành khách phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế;

- Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế;

- Xét nghiệm y tế, cách ly y tế: thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn của Bộ Y tế và Y tế địa phương.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo yêu cầu, hướng dẫn của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế và Y tế địa phương.

ĐƯỜNG SẮT COVID-19

Từ ngày 24/03/2022, hành khách, lái tàu được tham gia giao thông đường sắt tại tất cả các vùng có dịch Covid-19 kèm theo điều kiện gì?

Hoạt động vận tải đường sắt được mở lại tại các vùng có dịch Covid-19 với tần suất như thế nào?

Theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 1 Quyết định 362/QĐ-BGTVT năm 2022 thì từ ngày 24/03/2022, triển khai tổ chức hoạt động vận tải đường sắt đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 với tần suất khai thác theo biểu đồ chạy tàu đã được Tổng công ty Đường sắt Việt Nam công bố theo quy định, cụ thể như sau:

"Điều 1. Ban hành Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải đường sắt đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 với các nội dung sau:
...
3. Tần suất khai thác vận tải đường sắt: Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt thực hiện theo biểu đồ chạy tàu đã được Tổng công ty Đường sắt Việt Nam công bố theo quy định."

Đã có 3 lĩnh vực hoạt động vận tải được mở lại tại tất cả các vùng có dịch Covid-19

Theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 1 Quyết định 359/QĐ-BGTVT năm 2022 thì từ ngày 22/03/2022, cho phép hoạt động trở lại đối với vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải như sau:

"Điều 1. Ban hành Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải của 3 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải) đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 với các nội dung sau:
...
4. Hoạt động vận tải đường bộ (bao gồm cả hoạt động vận tải nội bộ), vận tải đường thủy nội địa, hàng hải trên địa bàn có dịch ở cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4 được phép hoạt động nhưng phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo yêu cầu và hướng dẫn của Bộ Y tế và Y tế địa phương."

Cũng theo hướng dẫn tại khoản 5 và khoản 6 Điều 1 Quyết định 359/QĐ-BGTVT năm 2022 thì người tham gia giao thông và đơn vị kinh doanh vận tải 3 lĩnh vực đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải khi hoạt động phải đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch Covid-19 dưới đây:

"Điều 1. Ban hành Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải của 3 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải) đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 với các nội dung sau:
...
5. Người điều khiển phương tiện (lái xe, phụ xe, nhân viên bốc xếp đi theo xe; lái tàu, thủy thủ, nhân viên bốc xếp đi theo tàu), hành khách tham gia giao thông 3 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải) phải đáp ứng các yêu cầu sau:
5.1. Tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế;
5.2. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế;
5.3. Xét nghiệm y tế, cách ly y tế: thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn của Bộ Y tế và Y tế địa phương.
6. Đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh vận tải, bến xe khách, trạm dừng nghỉ trên đường bộ; cảng biển; cảng, bến thuỷ nội địa; đầu mối xếp dỡ hàng hoá khác trên địa bàn có dịch ở cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4 được phép hoạt động nhưng phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo yêu cầu, hướng dẫn của Bộ Y tế và Y tế địa phương."
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

0 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào